Qatar sẽ rút khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC từ tháng 1/2019, Bộ trưởng năng lượng Qatar Saad Sherida al-Kaabi ngày 3/12 thông báo.
Theo Al Jazeera, quyết định rút khỏi OPEC của Qatar đã được công ty dầu nhà nước Qatar Petrolium xác nhận. OPEC là tổ chức gồm 15 nước sản xuất dầu chiếm đến một nửa ngành sản xuất dầu của thế giới.
Qatar là nước vùng Vịnh đầu tiên rời khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. (Ảnh: Naseem Zeitoon / Reuters)
Trả lời tại một buổi họp báo ở Doha, Bộ trưởng al-Kaabi nói: “Quyết định rút lui phản ánh mong muốn của Qatar trong việc tập trung các nguồn lực vào phát triển và cải thiện ngành sản xuất khí tự nhiên, cố gắng từ 77 triệu tấn tăng lên 110 triệu tấn mỗi năm trong các năm tiếp theo."
Quyết định của Qatar được đưa ra khi chỉ còn vài ngày nữa là đến cuộc họp của OPEC (6/12). Quyết định này không có liên quan đến lệnh phong tỏa ngoại giao Qatar của các nước Ả Rập Xê Út, Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, Ai Cập và Bahrain.
Qatar tham gia OPEC năm 1961, một năm sau khi tổ chức này thành lập.
Trước đó, OPEC và Nga, cả hai sản xuất khoảng 40% lượng dầu mỏ cho thế giới, cho biết đã đồng ý cắt giảm sản xuất dầu để đảm bảo giá dầu không rớt quá mạnh trong những tháng tiếp theo. Tháng 10/2018, giá dầu chạm ngưỡng cao trong 4 năm, 86USD, sau đó giảm xuống còn 60 USD một thùng.
Qatar là nhà cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới, sản xuất khoảng 30% tổng sản phẩm của thế giới. Ông Al-Kaabi cho biết tuyên bố rút khỏi OPEC đơn thuần là một quyết định kinh doanh. “Chúng tôi là một người chơi nhỏ trong OPEC, và tôi là một doanh nhân, thật không hợp lý đối với tôi khi tập trung vào những thứ không phải là thế mạnh, và khí là thế mạnh của chúng tôi nên quyết định này đã được đưa ra."
Qatar là nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới. Phần lớn LNG đến từ hai mỏ khí và dầu lớn, một mỏ khai thác chung với Iran.
Bộ trưởng Saad al-Kaabi cho biết quyết định rút khỏi OPEC không hề dễ dàng bởi Qatar đã là thành viên của tổ chức này trong suốt 57 năm, nhưng ảnh hưởng của đất nước này đối với các quyết định của OPEC là không lớn.
Ông Saad al-Kaabi nhấn mạnh rằng, Doha sẽ tiếp tục tuân thủ đầy đủ các cam kết giống như bất kỳ nhà sản xuất dầu mỏ nào khác không thuộc OPEC.
Iran kêu gọi OPEC không làm theo yêu cầu hạ giá dầu của Trump Bộ trưởng Dầu mỏ Iran thúc giục các nước thành viên OPEC không cúi đầu trước "những lời đe dọa" từ Tổng thống Mỹ. |
Thị trường dầu đang quá nóng? Giá dầu thế giới hôm 10-1 đạt mức cao nhất kể từ năm 2014 do chính sách cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các ... |
Các nước OPEC giữ ổn định sản lượng khai thác dầu thô theo thỏa thuận cắt giảm Trong tháng 12/2017, sản lượng khai thác dầu thô của các nước thành viên OPEC được giữ ổn định ở mức 32,47 triệu thùng/ngày, tuân ... |
Giá dầu có thể xuống còn 10 USD mỗi thùng Theo chuyên gia kinh tế, sự trỗi dậy của các nguồn năng lượng mới sẽ đẩy giá dầu xuống còn 10 USD mỗi thùng trong ... |