Việc mở rộng các hệ thống thu thập tình báo trên đảo Hải Nam sẽ cung cấp cho Trung Quốc khả năng theo dõi các lực lượng quân sự đang hoạt động trên Biển Đông.
Sputnik dẫn một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết, quân đội Trung Quốc đang thực hiện các bước quan trọng để nâng cao khả năng tác chiến điện tử và thu thập thông tin tình báo gần Biển Đông.
Cùng với báo cáo trên, CSIS còn cho đăng tải một số bức ảnh vệ tinh do công ty Maxar Technologies chụp lại cho thấy quân đội Trung Quốc đang mở rộng một số hệ thống tác chiến điện tử gần Mộc Miên trên đảo Hải Nam.
Một phần cơ sở Mộc Miên được vệ tinh của Maxar Technologies chụp lại vào ngày 21/11. (Ảnh: CSIS/Maxar Technologies) |
Theo CSIS, cơ sở Mộc Miên là nơi đặt các nền tảng theo dõi và liên lạc qua vệ tinh (SATCOM) của Trung Quốc, đóng một vai trò quan trọng trong việc thu thập thông tin tình báo tín hiệu (SIGINT) và thu thập thông tin tình báo (COMINT).
Dựa trên các bức ảnh vệ tinh, CSIS chỉ ra một số ăng-ten và đĩa vệ tinh mới được lắp đặt ở Mộc Miên, điều này cho thấy quân đội Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng cơ sở này, nhằm giúp họ có nâng cao khả năng theo dõi và đối phó với các lực lượng quân sự nước này đang hoạt động trong khu vực hoặc các vùng lân cận.
CSIS chỉ ra một số ăng-ten và đĩa vệ tinh mới được lắp đặt ở Mộc Miên, điều này cho thấy quân đội Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng cơ sở này. (Ảnh: CSIS/Maxar Technologies) |
Ngoài ăng-ten và đĩa vệ tinh, hệ thống giao thông xung quanh Mộc Miên cũng được nâng cấp, cho phép các phương tiện cơ giới cỡ lớn hoạt động, giúp đẩy nhanh đáng kể tốc độ xây dựng mở rộng cơ sở này.
CSIS cho rằng cơ sở Mộc Miên chỉ là một phần của mạng lưới thu thập thông tin tình báo và tác chiến điện tử đang được xây dựng cho phép Bộ tư lệnh chiến khu miền Nam của quân đội Trung Quốc kiểm soát tình hình ở Biển Đông.
Các chuyên gia CSIS cho biết cơ sở Mộc Miên bắt đầu hoạt động từ năm 2018, và bị hải quân Mỹ phát hiện khi một trong số máy bay do thám của lực lượng này bị áp chế điện tử khi hoạt động trên Biển Đông Nam vào tháng 4/2018.
Vị trí cơ sở Mộc Miên và các công trình mới xây dựng trong ảnh chụp ngày 21/11. (Ảnh: CSIS/Maxar Technologies) |
Báo cáo của CSIS được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra đối với các vùng lãnh thổ trên Biển Đông, ngoài Bắc Kinh còn có một số nước tuyên bố chủ quyền, bao gồm Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia và Philippines. Bắc Kinh coi quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông là lãnh thổ của mình, bất chấp phán quyết của tòa án quốc tế rằng những tuyên bố này không có cơ sở pháp lý.
Mỹ không có yêu sách lãnh thổ đối với khu vực này, nhưng thường thực hiện cái gọi là nhiệm vụ tự do hàng hải trong khu vực, vốn bị Bắc Kinh coi là hành động khiêu khích.
Báo cáo được CSIS công bố sau khi không quân Mỹ được cho là đang đẩy mạnh hoạt động do thám tại khu vực Biển Đông. Tổ chức Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc Viện Nghiên cứu Đại dương Đại học Bắc Kinh ngày 1/12 cho biết trinh sát cơ Mỹ thực hiện 94 chuyến bay ở Biển Đông trong tháng 11, tăng gần 30% so với 75 chuyến hồi tháng 2.
Mỹ tăng tần suất hoạt động của trinh sát cơ và các khí tài quân sự ở Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng tại đây và eo biển Đài Loan leo thang. Mỹ nhiều lần phản đối các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc, cáo buộc nước này quân sự hóa Biển Đông và đe dọa các nước láng giềng trong khu vực.
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật sau khi bị Mỹ lên án "gây hấn" ở Biển Đông Trung Quốc tập trận đạn thật ở Biển Đông, dù phủ nhận các cáo buộc "hành động gây hấn" như Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ... |
Chiến hạm Đức tiến vào Biển Đông lần đầu tiên sau 20 năm Chiến hạm Đức hôm 15/12 tiến vào Biển Đông, đánh dấu lần đầu tiên sau gần 20 năm một tàu chiến của Đức đi vào ... |