Điều này không chỉ khiến các doanh nghiệp vận tải gặp khó mà còn khiến không ít chiến sĩ CSGT lúng túng khi gặp tình huống thực tế.

quy chuan venh quy dinh doanh nghiep van tai thu do than kho Đề xuất quản lý Uber, Grab như \'taxi mới\'
quy chuan venh quy dinh doanh nghiep van tai thu do than kho Từ bây giờ, sẽ không còn khái niệm \'sữa tiệt trùng\'
quy chuan venh quy dinh doanh nghiep van tai thu do than kho
Nhiều xe tải nhỏ tại Hà Nội đã lách luật để biến thành xe thư báo. Ảnh: T.V.

Năm 2013, UBND TP. Hà Nội ban hành quyết định số 06/2013/QĐ-UBND kèm theo quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn TP. Hà Nội. Theo đó, TP cho phép các loại xe ôtô vận tải có trọng lượng đến 1,25 tấn di chuyển trong các khung giờ thấp điểm, còn những xe vận tải trên 1,25 tấn buộc phải lưu hành từ 21h00 đến 6h00 sáng hôm sau. Trong đó, trọng lượng của xe được hiểu là trọng lượng bản thân xe cộng với trọng lượng hàng theo thiết kế.

Tuy nhiên trên thực tế, ngay từ khi ban hành, quy định này đã vấp phải nhiều phản đối của giới kinh doanh vận tải bởi không có một loại xe tải gắn thùng nào đang lưu hành tại Việt Nam lại có tổng trọng lượng toàn tải nhỏ hơn 1,25 tấn cả. Điều này đồng nghĩa với việc

Hà Nội cấm toàn bộ xe tải hoạt động trong khung giờ từ 6h sáng đến 21h tối hằng ngày.

quy chuan venh quy dinh doanh nghiep van tai thu do than kho
Định nghĩa các loại xe trong quy chuẩn số 41 của Bộ GTVT.

Chính quy định này đã khiến các chủ phương tiện vận tải tìm cách "lách luật" trong đó có cả giải pháp cho xe tải nhẹ đội lốt các loại xe như xe vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, báo chí, xe chở thực phẩm tươi sống… mà Báo Lao Động đã phản ánh trong thời gian qua.

Ngoài ra trên thực tế, điều khoản này còn “vênh” với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ vừa được Bộ GTVT ban hành hồi tháng 4.2016 - QCVN 41:2016/BGTVT.

Trong đó tại khoản 3.30, điều 3, phần 1 nêu rõ: “Xe ôtô con (hay còn gọi là xe con) là xe ôtô được xác định theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả lái xe hoặc xe ôtô chở hàng với khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500 kg; xe ôtô con bao gồm cả các loại xe có kết cấu như xe máy 3 bánh nhưng có tải trọng bản thân xe lớn hơn 400 kg và tải trọng toàn bộ xe cho phép nhỏ hơn 1.500 kg”.

"Như vậy, loại xe ôtô vận tải có trọng lượng dưới 1,25 tấn được nhắc đến trong quyết định số 06/2013/QĐ-UBND của TP. Hà Nội chiếu theo quy chuẩn 41 thì được xếp vào loại xe con và không bị điều chỉnh bởi những biển báo cấm xe tải. Nhưng nếu không tuân theo chúng tôi sẽ bị phạt" - một doanh nghiệp vận tải bức xúc.

Từ bất cập trên, rất nhiều người dân là chủ các xe tải nhỏ và người sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng xe tải nhỏ bày tỏ sự mong muốn lãnh đạo UBND TP. Hà Nội xem xét lại một số điều khoản của quyết định 06, tạo điều kiện cho xe tải nhỏ dưới 1,25 tấn được hoạt động ban ngày (trừ giờ cao điểm), bỏ quy định xin giấy phép lưu hành trong khung giờ không cấm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vận tải phát triển, góp phần đẩy mạnh kinh tế thủ đô và đất nước.

https://laodong.vn/ban-doc/quy-chuan-venh-quy-dinh-doanh-nghiep-van-tai-thu-do-than-kho-564675.ldo

/ Báo Lao động