GS.TS Bùi Quang Thanh (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) cho rằng, danh thắng chùa Hương là di tích quốc gia đặc biệt gắn với tín ngưỡng, tâm linh nên việc triển khai dự án du lịch tâm nên cẩn trọng.

Trao đổi với PV VietNamNet, GS.TS Bùi Quang Thanh cho rằng, dự án mà DN xây dựng Xuân Trường đang đề xuất ở quy mô rất lớn, tổng đầu tư 15.000 tỷ và có quy mô tới 1.000ha.

Do đó, việc chấp thuận chủ trương cho DN đầu tư không phải riêng thẩm quyền của Hà Nội, mà liên quan tới nhiều bộ, ngành, lĩnh vực…

sieu du an du lich tam linh chua huong 15000 ty nen can trong
Chùa Hương

“Thắng cảnh chùa Hương là di tích đặc biệt cấp quốc gia. Nó gắn với tín ngưỡng, tâm linh, là một địa danh sánh ngang với Đền Hùng, lễ hội Đền Trần… như thế, có thể hiểu, đó là tài sản chung của cả nước chứ không phải riêng một địa phương, khu vực.

Việc cho phép, chấp thuận chủ trương đầu tư để khai thác thương mại cần có ý kiến của các bộ, ngành như VH-TT&DL, TN&MT, Nông nghiệp… 1.000ha để thực hiện dự án bao trùm trong đó đất rừng, đất nông nghiệp nên phải được chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nói chung rất nhiều vấn đề”, ông Thanh nói.

sieu du an du lich tam linh chua huong 15000 ty nen can trong
GS.TS Bùi Quang Thanh

Đã có câu chuyện dòng suối Yến được người ta cho thầu để thả cá, sau đó dư luận phản đối nên phải trả lại hiện trạng như cũ. Việc đề xuất nạo vét để làm giao thông đường thủy với 20km chiều dài, đó là sự tác động mang tính chất cưỡng bức, nó sẽ phá nát cảnh quan, không gian văn hóa tâm linh của danh thắng chùa Hương”, GS Thanh nhận định.

Ông cho hay, ngoài giá trị tín ngưỡng, chùa Hương còn được biết đến là một trong những long mạch, phong tủy tâm linh quan trọng. Dòng suối Yến dẫn vào động Hương Tích, suối Giải Oan… gắn với nhiều truyền thuyết, câu truyện dân gian được cả nước hướng đến với niềm bái vọng. Đặt trong không gian văn hóa chùa Hương, những chiếc thuyền chèo thủ công, chèo tay nó hài hòa với cảnh quan và tâm lý đầu năm du xuân chiêm bái của du khách.

Ông cũng cho biết, việc DN Xuân Trường đề xuất xây dựng nhà hàng, dịch vụ cho khoảng 6-10 ngàn du khách vào dịp chính lễ sẽ làm gia tăng cơ học, không đồng bộ với quần thể cảnh quan chùa cổ hiện hữu hàng trăm năm nay.

“Tôi nghĩ cần thiết lấy ý kiến của người dân và ý kiến của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử trước khi chấp thuận đề xuất này. Chùa Hương trong thi, ca, nhạc, họa nó là một tổng thể hài hòa của các yếu tố văn hóa - lịch sử - tâm linh, không nên vì mục tiêu thương mại. Sự linh thiêng của di tích không nằm ở việc đầu tư vào đó bao nhiêu tiền, mà nó nằm ở niềm tin được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác”, GS.TS Bùi Quang Thanh nói.

Dự án chồng dự án

Tại công văn số 7257, Sở KH-ĐT TP Hà Nội cho biết: theo quy hoạch chung xây dựng huyện Mỹ Đức tỷ lệ 1/10.000 được UBND TP phê duyệt tại QĐ số 4465/QĐ-UBND ngày 27/8/2014, trong phạm vi 1.000ha doanh nghiệp đề xuất có khoảng 350ha được xác định chức năng là đất du lịch.

sieu du an du lich tam linh chua huong 15000 ty nen can trong
Dự kiến sẽ nạo vét để làm tuyến đường thủy dài 20km vào chùa Hương

Phần diện tích còn lại là đất lâm nghiệp, sông ngòi, mặt nước và công viên nghĩa trang huyện Mỹ Đức đã được TP phê duyệt.

Trong số 350ha đất du lịch có khoảng 175ha thuộc khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hương Sơn (đã được Hà Nội chấp thuận phê duyệt đầu tư); phần còn lại (khoảng 175ha) dự kiến xây dựng trung tâm lễ hội chùa Hương và Festival Hoa Sen (hiện chưa giao nhà đầu tư nào nghiên cứu lập dự án).

Sở KH-ĐT đề xuất, trường hợp UBND TP cho phép nghiên cứu, doanh nghiệp cần phối hợp với các ban ngành chức năng để triển khai trên cơ sở phù hợp với các quy hoạch liên quan như: Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học TP Hà Nội đến năm 2030; Quy hoạch phát triển bền vững rừng đặc dụng Hương Sơn; quy hoạch và đề án khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Hương Tích và khu vực Hương Sơn; tránh trùng lặp với các dự án đã được TP cho phép nghiên cứu lập quy hoạch.

/ http://vietnamnet.vn