Đội tuyển Đức trở thành biểu tượng cho sự nghi ngờ và thất vọng đang bao trùm đất nước do hệ quả của chính sách nhập cư. 

su chia re cua duc phan chieu qua doi tuyen tai world cup
Tiền vệ Đức Sami Khedira (phải) tranh chấp với hậu vệ người Mexico Hector Moreno hôm 17/6 trong trận đấu giữa Đức và Mexico tại World Cup 2018. Ảnh: AFP.

World Cup 2006 do Đức đăng cai tổ chức đánh dấu bước chuyển mình của nền bóng đá nước chủ nhà với lối đá tự tin, quyến rũ và đa dạng. Người Đức đã tung hô đội tuyển đầy hứa hẹn của họ, vẫy cờ và vẽ những sọc đen, đỏ, vàng lên mặt. Đây là một dấu mốc lịch sử, bởi người Đức hiếm khi bộc lộ niềm tự hào dân tộc một cách thoải mái do những sự kiện trong quá khứ, theo CNN.

Tuy nhiên, Liên đoàn Bóng đá Đức (DFB) lại đề cập tới những cầu thủ gốc nước ngoài, một khía cạnh khác của đội tuyển. 7 cầu thủ trong đội hình năm 2008 là dân di cư, nên DFB đã thực hiện chiến dịch kêu gọi hội nhập với những video đưa hình ảnh phụ huynh của các cầu thủ, những người da màu hoặc mang khăn trùm đầu. Dường như Đức đã bước sang một trang mới và hoàn toàn chấp nhận sự đa văn hóa trong xã hội.

Cầu thủ gốc nước ngoài bị phân biệt

Nhưng giờ đây, những "kho báu quốc gia" đó lại trở thành đối tượng gây tranh cãi. Sự lo ngại về nguồn gốc của họ xuất hiện trên báo với các tiêu đề liên quan tới người nước ngoài và tội phạm bạo lực, cũng như những bình luận cực đoan từ đảng cực hữu đối lập Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) .

Áp lực liên tục từ AfD và các đảng tương tự khắp châu Âu đang đe dọa cam kết duy trì một khối không biên giới của Thủ tướng Angela Merkel. Ngay cả trong phe bảo thủ của bà cũng đang diễn ra một cuộc nổi dậy do chia rẽ về vấn đề di cư, khiến liên minh chính trị cầm quyền đứng trước nguy cơ sụp đổ.

Ngay sau làn sóng di cư vào năm 2015 cho phép gần một triệu người tị nạn tới Đức, lãnh đạo AfD Alexander Gauland tuyên bố rằng hầu hết người Đức ngưỡng mộ Jerome Boateng, một ngôi sao bóng đá da đen, nhưng họ không muốn anh trở thành hàng xóm. Gauland sau đó đã đưa ra lời xin lỗi.

Một số cầu thủ gốc nước ngoài khác cũng bị chính khán giả của mình quay lưng. Trong trận giao hữu trước thềm World Cup 2018 với đội tuyển Arab Saudi, các cổ động viên Đức đã la ó tiền vệ Ilkay Gundogan, bất chấp huấn luyện viên trưởng Joachim Low yêu cầu dừng lại.

Gundogan và người đồng đội Mesut Ozil đều là người gốc Thổ Nhĩ Kỳ, trước đó đã chụp một bức ảnh cùng Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Gundogan thậm chí còn tặng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ một chiếc áo in dòng chữ "gửi tới tổng thống của tôi", khiến các cổ động viên càng giận dữ. Gundogan cho biết anh không có ý định đưa ra tuyên bố chính trị nào và cam kết trung thành với các giá trị của Đức. Hai cầu thủ đã tới gặp Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier để thể hiện sự hối lỗi và xoa dịu cơn thịnh nộ của người dân.

su chia re cua duc phan chieu qua doi tuyen tai world cup
Bức ảnh chụp cầu thủ Ilkay Gundogan (ngoài cùng bên trái), Mesut Ozil (thứ hai từ trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (thứ ba từ trái) gây tranh cãi. Ảnh: AK Party/Twitter.

Căng thẳng lên tới đỉnh điểm

Dù dòng người di cư đã giảm, các cuộc tranh luận công khai về hội nhập lại tăng lên. Báo chí liên tục đề cập tới hành vi chống người Do Thái, cộng đồng Hồi giáo đang phát triển và các vụ ám sát phụ nữ trẻ liên quan đến những người xin tị nạn. Trường hợp gần đây nhất với nạn nhân 14 tuổi được cho là liên quan tới một người Iraq từng bị từ chối tị nạn.

Sự chia rẽ ngày càng sâu sắc một phần do cảm giác vui mừng ban đầu của người Đức khi giúp đỡ những người tị nạn đã giảm đi, đặc biệt từ khi họ thấy mình đơn độc trong hành trình này. Các nước phía đông như Hungary và Ba Lan đã phản đối hạn ngạch nhập cư, trong khi các đồng minh EU truyền thống của Đức như Pháp và Italy lại tranh cãi về tàu nhập cư Aquarius.

Sự quản lý yếu kém và thiếu nguồn lực của chính quyền Đức là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng hiện tại. Văn phòng Liên bang về Di trú và Tị nạn (BAMF) luôn trong tình trạng thiếu nhân lực và bị nghi ngờ thông qua các đơn tị nạn mà không kiểm tra kỹ lưỡng. Một quan chức hàng đầu tại chi nhánh BAMF ở thành phố Bremen đang đối mặt với cáo buộc nhận hối lộ. Chi nhánh này cũng bị phát hiện đã cung cấp nhầm trạng thái bảo vệ cho hơn 1.000 người di cư, đồng thời được cho là đã chấp thuận 44 ứng viên có liên hệ với Hồi giáo.

Tuy nhiên, Thủ tướng Merkel vẫn có những lựa chọn nhằm giảm thiểu tác động của AfD và lực lượng phản đối trong liên minh, cũng như cải thiện tình trạng quản lý yếu kém của chính phủ. Với nền kinh tế vững mạnh và mức tăng 73 tỷ USD trong doanh thu thuế 4 năm tới so với dự kiến ban đầu, Merkel có thể sử dụng một phần nguồn thu này vào việc cải tổ BAMF. Nếu BAMF có thể nâng cao khả năng phát hiện gian lận và cấp quyền tị nạn cho những người thực sự xứng đáng, lực lượng phản đối dân nhập cư sẽ phải im lặng.

Merkel cần chứng minh với các cử tri và EU rằng Đức có thể xử lý vấn đề di cư, bằng cách trao quyền cho các nhà chức trách trong nước giải quyết những đơn tị nạn còn tồn đọng, thực hiện chương trình hội nhập thúc đẩy các giá trị dân chủ và trục xuất tội phạm.

Tuy nhiên, quyết định mở cửa châu Âu cũng có nguy cơ gây rắc rối lớn với nhiệm kỳ thứ 4 của bà.

Sau thất bại của Đức trước Mexico tại World Cup 2018, Merkel không thể dựa vào đội tuyển quốc gia để gợi lại những ký ức tươi đẹp về mùa hè kỳ diệu năm 2006.

Ánh Ngọc

su chia re cua duc phan chieu qua doi tuyen tai world cup Thủ tướng Merkel bị \'vạ lây\' khi Đức thua Mexico tại World Cup

Cơn thịnh nộ của người hâm mộ đội tuyển Đức sau trận thua trước Mexico tại World Cup đã lan sang Thủ tướng Merkel và ...

su chia re cua duc phan chieu qua doi tuyen tai world cup Cầu thủ hạ gục đội tuyển Đức và câu chuyện kinh dị của búp bê "Chucky"

Tiền vệ Hirving Lozano là người làm rung lưới đội đương kim vô địch Đức, đem về 3 điểm cho Mexico. Anh có biệt danh ...

/ VnExpress