Có thể suýt chút nữa Hitler và Đức Quốc xã đã sở hữu "siêu bom" hủy diệt, và vì thế, lịch sử thế giới sẽ còn biến động hơn rất nhiều.
Ngày 20.4.2019 đánh dấu tròn 130 năm ngày Adolf Hitler ra đời. Tạp chí Time vừa đăng tải bài viết tựa đề: "130 Years After Hitler's Birth, He Continues to Live as a Symbol of Evil" (tạm dịch: Tròn 130 năm kể từ khi Hitler ra đời, hắn vẫn là hiện thân của Quỷ dữ).
"Cỗ máy diệt chủng" Holocaust của Hitler và phe cánh của hắn, đối với nhiều nhân chứng lịch sử mà nói, vẫn là một trong những nỗi kinh hoàng lớn nhất của thế kỷ 20. Lịch sử nhân loại sẽ còn biến động ra sao nếu "kẻ hiện thân của Quỷ dữ" kia sở hữu bom nguyên tử?
Sứ mệnh Mỹ năm 1943: Lật đổ âm mưu chế tạo "siêu bom" hủy diệt của Đức Quốc xã
Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của quân Đồng minh trong Thế chiến II là việc tên trùm phát xít Adolf Hitler và lực lượng Đức Quốc xã của hắn sẽ "tung ra" cái gọi là Wunderwaffe - Vũ khí kỳ diệu.
Máy tạo động đất, tia tử thần, hay vũ khí vi khuẩn, tên lửa và khí độc chết người là những thứ mà "những bộ óc Đức" có thể tạo ra. Đáng sợ hơn cả, người Đức còn có khả năng chế tạo ra "siêu bom" với sức hủy diệt chưa từng có trong lịch sử.
Vậy tại sao Mỹ, chứ không phải Đức, là quốc gia đầu tiên chế tạo bom nguyên tử? History Channel (Mỹ) sẽ lật mở vấn đề này.
Trùm phát xít Đức Adolf Hitler. Nguồn: Battmann/Getty Images
Vào đầu cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 - 1945), Đức vượt xa các nước khác trong nghiên cứu nguyên tử. Năm 1938, các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra sự phân hạch hạt nhân. Người Đức thậm chí còn thiết lập một đơn vị khoa học đặc biệt do nhà vật lý lượng tử Werner Karl Heisenberg đứng đầu để phát triển vũ khí nguyên tử, tích trữ kho Uranium cho nỗ lực này.
Để tìm hiểu sự thật, Mỹ đã tạo ra một đơn vị đặc nhiệm bí mật năm 1943, với sứ mệnh có 1-0-2 trong lịch sử mang tên Sứ mệnh Alsos (Alsos Mission) nhằm: Lật tẩy bí mật hạt nhân của Đức Quốc xã và bắt các nhà khoa học hàng đầu của chúng.
Dưới sự phối hợp của các nhà quân sự hàng đầu của Mỹ cùng các chuyên gia tình báo khoa học xuất chúng, Alsos Mission mang sứ mệnh kép: Không chỉ nhắm vào dự án năng lượng hạt nhân Đức, bắt "những bộ óc hàng đầu" của chúng; Alsos Mission còn điều tra cả vũ khí hóa học, sinh học và phương tiện để triển khai các loại vũ khí này.
Đại tá Boris Pash. Nguồn: Internet
Alsos Mission, mang mật danh "Lightning A" do Đại tá Boris Pash (cựu nhân viên an ninh của Dự án Manhattan) chỉ huy, cùng với Samuel Goudsmit làm trưởng cố vấn khoa học.
Sứ mệnh này được phối hợp bởi Văn phòng Tình báo Hải quân (ONI), Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển Khoa học (OSRD), Dự án Manhattan và Tình báo Quân đội (G-2).
Đại tá Boris Pash và nhóm của ông ban đầu theo quân Đồng minh lên chiến tuyến của Ý và Pháp thẩm vấn các nhà khoa học Đức.
Vì không tìm được bất cứ tài liệu nào liên quan đến nghiên cứu hạt nhân, tình báo Mỹ vội vã kết luận: Đức có thể không có khả năng phát triển vũ khí hạt nhân. Sự thực là họ không có bằng chứng, và khi thế giới bắt đầu bị cuốn vào cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, thì Washington lo lắng gấp đôi khi những nghiên cứu hạt nhân cùng các bộ óc Đức của nó chẳng may rơi vào tay Liên Xô.
Trong cuộc đối đầu kéo dài hơn 4 thập kỷ với Liên Xô, người Mỹ luôn thừa sự lo lắng. Washington sợ thứ tiềm lực hạt nhân mà Liên Xô bí mật nắm trong tay đến mức ám ảnh. Sự kiện Mỹ bí mật do thám Liên Xô trên không với kết cục phi công máy bay trinh sát U-2 kiêm điệp viên CIA Francis Gary Powers bị bắt sống tại Liên Xô, gây nên cuộc khủng hoảng ngoại giao vốn đã đóng băng của 2 địch thủ Chiến tranh Lạnh, là bằng chứng. (Đọc chi tiết).
Quay trở lại Sứ mệnh Alsos, vì lo sợ Liên Xô có được tài liệu và các nhà khoa học hạt nhân Đức trước mình, Đại tá Boris Pash đã đưa Alsos Mission lên một tầm hoạt động mới, nguy hiểm và táo bạo hơn: Xâm nhập "hang sói" Đức.
"Chiến dịch Lớn": Xâm nhập "hang sói", truy lùng bí mật hạt nhân Đức Quốc xã
Khi đội đặc nhiệm của Đại tá Boris Pash tiến vào lãnh thổ kẻ thủ ngày 22.4.1945 trong khuôn khổ nhiệm vụ mới mang mật danh "Chiến dịch Lớn", họ chỉ được trang bị hai chiếc xe bọc thép và 4 chiếc xe jeep gắn súng máy.
Mặc dù chế độ Đức Quốc xã đang dần sụp đổ, đội đặc nhiệm của Boris Pash vấp phải sự phản kháng của bọn Werwolf (nghĩa đen: Người Sói), một lực lượng ngầm của Đức Quốc xã thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt quân Đồng minh tiến vào Đức.
Lùng sục khắp vùng nông thôn của Đức, cuối cùng đội đặc nhiệm của Boris Pash cũng tìm ra một phòng thí nghiệm hạt nhân của Đức Quốc xã giấu mình trong một hang động không xa thị trấn Haigerloch, tây bắc cao nguyên Schwäbische Alb.
Sau khi thâm nhập hang động, Đại tá Pash cho quân xóa sổ phòng thí nghiệm và chia đội ra truy lùng các nhà khoa học Đức đang lẩn trốn.
Hai ngày sau, đội của Đại tá Pash thu được phát hiện lớn: Một phòng thí nghiệm hạt nhân lớn ngụy trang dưới vỏ bọc một nhà máy dệt. Lần này không còn là "vườn không nhà trống" nữa, họ vây bắt được 25 nhà khoa học Đức đang nỗ lực nghiên cứu hạt nhân.
Werner Karl Heisenberg, từng đoạt giải Nobel, người sau này trở thành nhân vật chủ chốt trong dự án nguyên tử của Hitler. Nguồn: Corbis/Getty Images.
Qua thẩm vấn, Mỹ biết được rằng các tài liệu nghiên cứu hạt nhân của Đức không những có mà còn không bị tiêu hủy như kết luận của tình báo Mỹ. Dự đoán được sự xuất hiện của quân Đồng minh, các nhà khoa học Đức đã giấu các tập tài liệu vào một chiếc trống kín nước và thả xuống một bến tàu.
Song song với việc thu hồi chiếc trống chứa tài liệu hạt nhân mật, đội của Đại tá Pash còn tìm được lượng Uranium và nước nặng (một dạng nước chứa lượng đồng vị deuterium cao hơn bình thường) được chôn ở một cánh đồng gần đó.
Họ thậm chí còn tìm ra văn phòng làm việc mật của Werner Karl Heisenberg - nhân vật chủ chốt trong dự án nguyên tử của Hitler - kẻ đã chạy trốn bằng tàu hỏa đến Bavaria trước khi đội của Đại tá Pash ập đến 1 tuần trước đó.
"Chiến dịch Lớn" kết thúc và thành công ngoài mong đợi. Nhưng Đại tá Boris Pash vẫn muốn Werner Karl Heisenberg.
Khi Đức Quốc xã sắp chìm vào hố thất bại, tình báo Mỹ vẫn nhận được những cảnh báo về đội "Người Sói" trong nỗ lực cuối cùng chống lại quân Đồng minh tại vùng núi Alps.
Đại tá Boris Pash kiên quyết truy bắt bằng được Werner Karl Heisenberg. Khi tiếp cận thị trấn Urfeld vùng Bavaria, đặc nhiệm Mỹ tiến hành thẩm vấn dân địa phương rồi nhanh chóng tìm thấy hắn ta cùng gia đình đang lẩn trốn trong một ngôi nhà trên núi vào ngày 2.5.1945 - hai ngày trước khi Hitler tự sát trong hầm trú ẩn của mình.
Sau khi bắt được Werner Karl Heisenberg, đặc nhiệm Mỹ tiếp tục truy bắt những nhà khoa học mấu chốt còn lại và đưa đến một ngôi nhà có tên Farm Hall ở Anh.
Về phần mình, các nhà khoa học Đức công khai tuyên bố rằng họ chống Đức Quốc xã và đã cố gắng phá hoại những nghiên cứu hạt nhân để Hitler không thể có được bom hủy diệt. Thậm chí, họ còn ngạc nhiên khi hay tin người Mỹ kích nổ thành công quả bom nguyên tử ở Hiroshima (Nhật Bản).
Otto Hahn* (người đã phát hiện ra phân hạch hạt nhân, là người chống Đức Quốc xã và không tham gia vào nỗ lực nghiên cứu hạt nhân của Đức) còn cảm thấy cay đắng và ân hận khi cho rằng những khám phá ban đầu của ông đã dẫn đến rất nhiều cái chết khủng khiếp.
Lịch sử chứng kiến, không phải Đức là quốc gia đầu tiên trên thế giới chế tạo thành công bom nguyên tử mà là Mỹ.
Cuối cùng, những lo lắng về một Đức Quốc xã sở hữu "bom hủy diệt" đã được dập tắt, nước Mỹ bước vào cuộc đối đầu căng thẳng gấp bội với Liên Xô trong cuộc chiến mang tên Chiến tranh Lạnh.
Otto Hahn được coi là "Cha đẻ của hóa học hạt nhân" và "Người sáng lập thời đại nguyên tử". Ông còn là một người phản đối việc tàn sát người Do Thái của Đức Quốc xã và sau Thế chiến II ông trở thành người vận động chống lại việc sử dụng năng lượng nguyên tử làm vũ khí. |
Sự thật gây sốc về những người phụ nữ sinh con cho Hitler Vào năm 1936, Hildegard Trutz vừa tốt nghiệp trường phổ thông được tuyền chọn là một trong những phụ nữ "thuần chủng" của Đức quốc ... |
Sốc: Hé lộ lý do trùm phát xít Hitler không bao giờ sex với vợ Luôn có những thông tin về đời sống tình dục quái dị của trùm phát xít Hitler, nhưng một nghiên cứu mới công bố cho ... |