Mức lương cơ sở là căn cứ đóng, nộp, thụ hưởng một số chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Năm 2023, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thế nào?
- Sắp tăng mức đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1-7, áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cho 9 nhóm đối tượng.
Mức lương cơ sở là căn cứ đóng, nộp, thụ hưởng một số chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nên từ thời điểm 1-7-2023, mức đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng có sự thay đổi.
Về mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình, theo các quy định hiện hành: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ 2 đóng 70% mức đóng của người thứ nhất, tương ứng 3,15% mức lương cơ sở; người thứ 3: 60% mức đóng của người thứ nhất, tương ứng với 2,7% mức lương cơ sở; người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất, tương ứng với 2,25% mức lương cơ sở; người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất, tương ứng với 1,8% mức lương cơ sở.
Khi lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng, thì mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình thay đổi |
Cũng từ thời điểm ngày 1-7-2023, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng tăng lên, nên chế độ thụ hưởng các chính sách dự kiến cũng tăng. Chi tiết xem bảng dưới đây