Thái Nguyên vừa ký phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sản xuất vải áo sơ mi cao cấp 8.120 tỷ. Bộ TN&MT lo ngại khi khối lượng nước thải lớn được đề xuất xả ra sông Công.
Dự án sản xuất vải áo sơ mi cao cấp Việt Nam tại khu công nghiệp Sông Công II (KCN) do công ty TNHH Interweave Holding làm chủ đầu tư được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt chủ trương thực hiện cuối năm 2018.
Dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư theo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên và được liệt vào top “khủng” với tổng mức đầu tư lên tới 350 triệu USD (giai đoạn 1, tương đương 8.120 tỷ đồng) và giai đoạn 2 nâng lên 450 triệu USD.
KCN Sông Công II đang được xây dựng hạ tầng
Theo tiến độ, chủ đầu tư sẽ xây dựng các hạng mục công trình từ năm 2019, chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2021.
Dự án có công suất 100 triệu m2 vải/năm, tổng diện tích thuê đất 53,4ha.
Khi đi vào hoạt động, theo quy trình công nghệ sản xuất vải, dự án có công đoạn nhuộm, khối lượng nước thải phát sinh lớn, khoảng 14.500 m3/ngày đêm.
Lo ngại vấn đề môi trường
Dự án đứng trước nguy cơ chậm tiến độ khi Bộ TN&MT thận trọng trong ký phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Theo đó, tháng 10/2018, chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM lên Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT). Ngày 15/10, đơn vị này nhận được hồ sơ, sau đó đã rà soát, đánh giá hồ sơ, thành lập hội đồng thẩm định.
Hơn một tháng sau, Tổng cục Môi trường có công văn đề nghị chủ đầu tư dự án bổ sung làm rõ căn cứ pháp lý, nội dung ĐTM của dự án.
Cho rằng Tổng cục Môi trường "làm khó", BQL các KCN tỉnh Thái Nguyên đã có văn bản kiến nghị tới Thủ tướng
Sau khi xem xét, đánh giá các thông tin, hồ sơ cung cấp bổ sung của Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên và chủ dự án, đầu tháng 1/2019, Tổng cục Môi trường đã có công văn trả hồ sơ để hoàn thiện báo cáo ĐTM của dự án, trong đó nêu rõ các nội dung chính cần phải được chủ dự án bổ sung, làm rõ.
Theo Tổng cục Môi trường, dự án có quy mô rất lớn về công suất, diện tích, quy trình sản xuất vải có công đoạn nhuộm, khối lượng nước thải phát sinh lớn, là một trong những ngành, lĩnh vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
Ngoài ra, vị trí đề nghị xả nước thải ra sông Công cũng là “nhạy cảm” khi đây là nguồn chính cấp nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và trạm xử lý nước cấp sinh hoạt cho toàn TP Thái Nguyên.
Tổng cục Môi trường cũng viện dẫn các văn bản cho rằng, dự án không phù hợp với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Trước các lý do chậm trễ ký phê duyệt hồ sơ thẩm định ĐTM của Tổng cục Môi trường, BQL dự án khu công nghiệp Sông Công II đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ phản ánh sự việc.
Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên cho rằng Tổng cục Môi trường đã có những biểu hiện thiếu hợp tác và có dấu hiệu thiếu công bằng, không khách quan trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, cố tình gây khó khăn cho nhà đầu tư khi có những yêu cầu bổ sung hồ sơ không đúng quy định, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính, đồng thời gây cản trở hoạt động kêu gọi thu hút đầu tư vào KCN Sông Công II, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư của tỉnh.
Cơ quan này đề nghị lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Bộ TN&MT vào cuộc, chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý và giải quyết dứt điểm vụ hồ sơ ĐTM nhà máy đang bị Tổng cục Môi trường trả hồ sơ không đúng quy định pháp luật.
Nguy cơ chết kẹt vốn ở BĐS Bắc Ninh, Thái Nguyên Nhà đầu tư đổ về thị trường tỉnh săn quỹ đất triển khai dự án bùng nổ trong năm 2019, dù cơ hội lớn song ... |
Đại gia Thái Nguyên sang tận Nhật Bản sắm đàn cá bạc tỷ về chơi Đàn cá Koi gồm 500 con được tuyển chọn từ những trại cá danh tiếng Nhật Bản, trong đó có 15 con có kích thước ... |
Người dân Thái Nguyên đi ô tô, xe máy diễu hành phản đối trạm BOT Bờ Đậu Nhiều người dân Thái Nguyên tập trung diễu hành bằng ô tô, xe máy yêu cầu dỡ bỏ trạm BOT Bờ Đậu đặt sai vị ... |
Đại gia Thái Nguyên mang cả vườn cây triệu đô đi triển lãm Đại gia này mang tới triển lãm không chỉ những cây quý của Việt Nam mà còn có nhiều cây đoạt giải vàng tại triển ... |