Bệnh viện Quân y 103 (Học viện Quân y - Hà Nội) sẽ cho thử nghiệm vaccine COVID-19 trên người vào tháng 11 năm nay.
Ngày 31/10, thông tin về tiến trình nghiên cứu vaccine COVID-19 tại Việt Nam, Trung tướng Phạm Hoài Nam – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, Bệnh viện Quân y 103 sẽ thử nghiệm vaccine COVID-19 trên người vào tháng 11/2020.
Theo ông Nam, trước khi thử nghiệm vaccine, Bệnh viện Quân y 103 cần phải nghiên cứu, đánh giá hiệu lực bảo vệ của vaccine trên động vật thí nghiệm.
Việc cho ra đời một loại vaccine phòng bệnh phải trải qua 4 giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu trên động vật; Giai đoạn 2, các nhà khoa học sẽ bắt đầu nghiên cứu trên con người qua các tình nguyện viên; Giai đoạn 3 là phê duyệt và cấp phép sản xuất; Giai đoạn cuối cùng là kiểm soát chất lượng.
Như vậy, tiến trình nghiên cứu của Bệnh viện Quân y 103 đang ở giai đoạn 2.
Ngày 30/10, ông Đỗ Tuấn Đạt - Giám đốc Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1, Bộ Y tế (VABIOTECH) cũng cho biết, các nhà khoa học đang thử nghiệm vaccine COVID-19 trên khỉ. Loài khỉ được chọn là giống khỉ vàng Macaca mulatta ở đảo Rều (Quảng Ninh).
VABIOTECH đang cho thử nghiệm vaccine COVID-19 trên động vật. (Ảnh: VABIOTECH) |
Trong đợt thử nghiệm lần này, 12 con khỉ khỏe mạnh (mỗi con từ 3-5 tuổi, nặng trên 3kg) sẽ được chọn để tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19. Toàn bộ quá trình theo dõi và kiểm tra số khỉ sẽ được ghi lại cẩn thận, chính xác.
Theo đại diện VABIOTECH, đợt thử nghiệm trên khỉ bắt đầu ngày 27/10 vừa qua. Theo kế hoạch, 12 con khỉ sẽ được tiêm thử nghiệm trong 2 đợt, mỗi đợt chia 2 nhóm là nhóm được tiêm vaccine và nhóm không tiêm.
Sau khi tiêm, số khỉ trên sẽ được theo dõi trong khoảng 3 tháng, sau đó lấy mẫu máu gửi về Hà Nội để làm thí nghiệm.
Thông qua những theo dõi chỉ số thay đổi về sức khỏe của khỉ, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu để phục vụ cho công tác hoàn thiện vaccine COVID-19.
Mô hình tiêm cho khỉ trên cũng giống như mô hình tiêm vaccine dự kiến khi triển khai trên người. Cụ thể, một đợt sẽ có 2 mũi tiêm, 2 mũi cách nhau trong khoảng 21-28 ngày. Các chuyên gia sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm, theo dõi, kiểm tra để xem xét đáp ứng miễn dịch của vaccine COVID-19 giữa nhóm được tiêm và không được tiêm.
Theo các chuyên gia, thử nghiệm vaccine trên khỉ chỉ là một phần trong tiến trình nghiên cứu vaccine COVID-19 tại Việt Nam. Sau khỉ, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu vaccine trên nhiều động vật khác trước khi cho thử nghiệm lâm sàng. Nghĩa là, sau khi nghiên cứu đủ trên động vật và có đủ căn cứ, số liệu chứng minh về độ an toàn, hiệu quả…, các nhà khoa học sẽ tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 trên người.
Nga đề nghị WHO phê duyệt nhanh vaccine Covid-19 Nga đã nộp đơn lên WHO để đề nghị đánh giá và đăng ký nhanh cho Sputnik V, loại vaccine ngừa Covid-19 được Moskva cấp ... |
Người dân Trung Quốc "rồng rắn" xếp hàng tiêm thử vaccine COVID-19 Rất đông người dân từ nhiều nơi khác nhau ở Trung Quốc đã có mặt ở trung tâm y tế thành phố Nghĩa Ô từ ... |