Lê Huỳnh Minh Triết, thủ khoa đầu ra có điểm số cao nhất của Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM từ trước tới nay, cho biết cậu sẽ không đi xin việc ngay nhưng cũng không sợ thất nghiệp.

Ấn tượng đầu tiên tôi về Triết là một nam sinh đeo kính cận dày cộp, thân hình hơi đậm, nhưng có bài nói chuyện bằng tiếng Anh “ngọt lịm” tại lễ tốt nghiệp của Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP.HCM sáng ngày 25/10.

Lời phát biểu bằng tiếng Anh của Triết được tạm dịch như sau:

Tôi không bao giờ so sánh bản thân mình với ai khác, thay vào đó tôi sẽ tự nhủ phải luôn cố gắng hoàn thiện mình, sao cho mình hôm nay phải tiến bộ hơn bản thân mình của ngày hôm qua.

Tôi cho đây là động lực để giúp tôi theo đuổi điều mình thích và đạt được những thành tích ngoài sức tưởng tượng.

Tôi cũng có một phương châm sống cho riêng mình. Tôi rất thích câu nói của một vận động viên MMA nổi tiếng Cornor McGregor “Winners focus on winning, losers focus on winners”.

Tôi biết ơn vì được học tập ở một ngôi trường này... Được phát huy hết được năng lực và khả năng để chinh phục những giới hạn và định kiến. Ngoài được học kiến thứ, tôi được học văn hóa “xếp hàng” đáng trân trọng và tinh thần chủ động dấn thân để khẳng định giá trị bản thân".

thu khoa chua xin viec nhung khong so that nghiep

Lê Huỳnh Minh Triết, thủ khoa đầu ra có điểm số cao nhất của Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM từ trước tới nay.

"Bảng thành tích" ấn tượng về học và nghiên cứu

Với số điểm 95,6/100, tới thời điểm này, Minh Triết là sinh viên có điểm số tốt nghiệp cao nhất trong lịch sử của trường.

Bốn năm trước, Triết từng á khoa đầu vào của trường và thủ khoa của một trường đại học khác.

Triết bảo em may mắn khi có con đường học vấn suôn sẻ. Từ nhỏ, Triết đã được học tại những ngôi trường có tiếng ở TP.HCM như Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa và Trường Phổ thông năng khiếu, ĐHQG TP.HCM.

Sau buổi lễ tốt nghiệp này, Triết đặt ra mục tiêu sẽ học lên về chuyên ngành Khoa học dữ liệu và bảo vệ luận án tiến sĩ trước năm 30 tuổi ở châu Âu. Hiện tại, Triết đã xin được hai suất học bổng thạc sĩ ở Úc và hoàn thành lớp học tiền tiến sĩ của ĐHQG TP.HCM.

Vốn đam mê khoa học, trong thời gian sinh viên Triết đã tham gia nhóm nghiên cứu của trường. Chỉ từ tháng 6/2016 đến nay, Triết có 5 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế và trong số này có một bài đạt chuẩn ISI. Bài báo đạt chuẩn ISI thứ hai của cậu cũng sắp sửa lên trang.

Triết cho biết dù tốt nghiệp thủ khoa nhưng cậu chưa nộp hồ sơ xin việc này mà tiếp tục học vì có định hướng riêng cho bản thân. "Nếu lạc quan, tự tin vào chính mình và tập trung hết sức để trở nên thật xuất sắc trong lĩnh vực mình đã chọn, khi đó thành công và sự tôn trọng sẽ đến như một hệ quả kéo theo" - Triết bày tỏ quan điểm.

Chỉ học là chưa đủ

“Ngay từ khi bước chân vào giảng đường, em đã xác định khi hoàn thành đại học sẽ tiếp tục học cao hơn. Vì vậy, với em việc học là ưu tiên hàng đầu. Nhưng nếu chỉ học thôi thì sẽ không toàn diện, nên em cũng nhiệt tình tham gia phong trào để hoàn thiện các kỹ năng khác” - Triết cho biết.

thu khoa chua xin viec nhung khong so that nghiep

“Không biết xã hội có danh sách những kỹ năng nào cần ở một sinh viên mới ra trường không nhưng bản thân em luôn tự nhận ra điểm yếu của mình và tìm cách khắc phục điểm yếu này".

Theo Triết, trước đây cậu rất ngại đứng trước đám đông để trình bày một điều gì đó. Nhưng Triết cũng hiểu rằng đây là điểm yếu của mình, nếu sợ hãi, cậu sẽ không thể thuyết trình, không thể đi làm khoa học được.

"Em đã tận dụng cơ hội ở chính cách học khi thường xuyên phải thuyết trình, để tập cho mình sự tự tin. Khi tham gia nghiên cứu khoa học, em cũng tận dụng cơ hội được thuyết trình ở những hội nghị khoa học quốc tế. Từ thuyết trình trước 20 người trong lớp, đến hội nghị vài trăm người hội trường vài nghìn người, việc này giúp em khắc phục điểm yếu của mình. Từ đó em cũng thấy rằng không có gì là không thể làm được” - Triết kể.

Tôi hỏi Triết, trước thông tin về không ít thủ khoa ra trường chưa xin được việc làm, thì khi khoác lên mình danh hiệu thủ khoa em có sợ không? Triết nói rằng việc nhiều thủ khoa thất nghiệp là áp lực cho các thủ khoa khác, nhưng cậu không đặt nặng vấn đề này vì đây không phải là mục tiêu hiện tại.

“Em nghĩ nếu ai đặt ra mục đích gì mà đạt được mục đích đó đã là thành công rồi. Bản thân em dù là thủ khoa nhưng không đặt ra mục đích phải có việc làm này nọ, mà mục đích của em là học lên để tích lũy kiến thức.

Tất nhiên, đi làm cần có kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm. Thủ khoa mới chỉ là hoàn thiện về kiến thức, còn kỹ năng chưa chắc đã hoàn thiện. Bên cạnh đó, hiện nay các nhà tuyển dụng rất quan tâm tới thái độ làm việc. Dù có là người xuất sắc nhưng không có thái độ hợp tác, không có kỹ năng thì cũng rất khó xin việc” - Triết khẳng định.

thu khoa chua xin viec nhung khong so that nghiep Cử nhân thất nghiệp nhiều, có lỗi của trường đại học

Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc các trường CĐ, ĐH trên cả nước cần nhìn lại cách đào tạo của mình, không thể ...

thu khoa chua xin viec nhung khong so that nghiep Công việc là hợp tác, không nên “xin”!

“Chị à, nếu em tốt nghiệp loại giỏi, chứ không xuất sắc đến mức thủ khoa, em muốn về quê. Em nộp đơn xin việc, ...

thu khoa chua xin viec nhung khong so that nghiep Vì sao... thủ khoa?

Cũng như nhiều người khác, đọc xong những gì em viết tôi thấy chúng không thể hiện được văn phong, cách trình bày của một ...

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/guong-mat-tre/thu-khoa-truong-dh-quoc-te-chua-xin-viec-nhung-khong-so-that-nghiep-406857.html

/ Theo Tuệ Minh/Vietnamnet