“Quyền vật nuôi”, “phúc lợi vật nuôi”, “đối xử nhân đạo với vật nuôi”- những khái niệm lần đầu tiên được đưa vào luật. Và đúng! Loài vật không vô tri vô giác, chúng biết đau đớn và cũng cần được đối xử nhân đạo như con người vậy.
“Quyền vật nuôi”, “phúc lợi vật nuôi”, “đối xử nhân đạo với vật nuôi”- những khái niệm lần đầu tiên được đưa vào luật. Và đúng! Loài vật không vô tri vô giác, chúng biết đau đớn và cũng cần được đối xử nhân đạo như con người vậy.
Cuối 2014, xã hội Việt Nam nổ ra một cuộc tranh luận sau khi Tổ chức động vật Châu Á kêu gọi chấm dứt lễ hội chém lợn ở Ném Thượng.
Những quan điểm đứng trên giác độ văn hóa, du lịch cho rằng “những người không hiểu về văn hoá lại cho mình quyền phán xét một lễ hội truyền thống là dã man. Nếu chỉ nhìn hình thức mà vội kết luận vấn đề sẽ dễ làm thui chột văn hoá, mất bản sắc địa phương".
Những quan điểm trái chiều thì phê phán "không nên lấy cái gọi là niềm tin, tín ngưỡng để duy trì những hủ tục lạc hậu trong đời sống. Điều đó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển văn minh của xã hội, tâm lý con người, đặc biệt là trẻ con, không có lợi cho giáo dục".
Tiến sĩ Vũ Thu Hương, Khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội thậm chí còn nhìn nhận: "Không ai dễ dàng vượt qua được cảm giác tội lỗi khi lần đầu sát hại một sinh vật. Nhưng khi vượt qua rồi thì lại dễ dẫn tới những sự sát sinh khác. Đây là một bước để có thể tiến tới những tội ác lớn hơn".
Trên tất cả, dư luận có dịp nhìn nhận lại sự dã man trong các lễ hội chém lợn, đâm trâu, và thường ngày, cả trong phương pháp giết mổ “đập đầu”, cắm điện vào mũi, tai động vật làm chúng ngất rồi cắt tiết.
Sức ép khi ấy mạnh mẽ, đến mức Bộ NNPTNT ban hành một quyết định về quy trình kiểm soát giết mổ động vật với lời hứa sẽ “luật hóa” quyền của động vật.
Và hôm qua, khi Luật Chăn nuôi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, những từ ngữ khái niệm “quyền vật nuôi”, “phúc lợi vật nuôi”, “đối xử nhân đạo với vật nuôi” chính là việc Bộ đã thực hiện lời hứa của mình trước dư luận, trước nhân dân.
Trong tương lai gần, khi luật được Quốc hội thông qua, vật nuôi sẽ được “bảo đảm cung cấp đủ thức ăn, nước uống, không gian thông thoáng, không bị đánh đập, hành hạ trong hoạt động chăn nuôi, vận chuyển, không bị gây đau đớn, sợ hãi, phải gây ngất trước khi giết mổ...”.
Đây là những quy định hết sức tiến bộ vì một thứ “thú quyền” như dư luận đang ủng hộ.
Năm 2017, cái chết thương tâm của chú hải cầu bên bờ biển Phan Rí Cửa đã gây xúc động mạnh dư luận xã hội. Và đó là cái chết không từ bất cứ lý do gì, nếu như không nói sự vô minh cũng là một lý do.
Có lẽ, những quy định mang ý chí nhà nước trong luật lần này sẽ phần nào chấm dứt những câu chuyện đau lòng như cái chết của chú hải cẩu bên bờ Phan Rí Cửa.
Bản quyền online siết chặt trước trận đầu của Việt Nam tại Asiad Một số kênh phát trực tuyến các trận đấu tại Asiad (Asian Games) 2018 trên Internet đã chặn người xem tại Việt Nam vì vấn đề ... |
Noo Phước Thịnh cuồng nhiệt, Hòa Minzy quyến rũ trong đêm nhạc Với sự đầu tư hoành tráng cho ca khúc "Nàng tiên cá", Hòa Minzy đánh bật các đồng nghiệp Noo Phước Thịnh, Min... trở thành ... |
Không cần mua bản quyền, CĐV vẫn có thể xem miễn phí Olympic Việt Nam Nước chủ nhà Indonesia sẽ phát trực tiếp các trận thi đấu của ASIAD 2018 qua kênh vidio.com để người hâm mộ theo dõi miễn ... |