Làm việc với ĐHQG Hà Nội sáng 12/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý nhiều kiến nghị nhằm xây dựng cơ sở này thành 'tầm cỡ khu vực và quốc tế'.
Trước khi vào làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu thay đổi chương trình, giảm bớt thời gian ở hội trường để xuống dự án ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc xem thực tế hiện trường.
"Thay vì ngồi mãi ở hội trường bàn nhiều thứ, chúng ta cần phải xuống hiện trường để quyết tâm xây dựng một thành phố đại học" - Thủ tướng nói.
"Phải xem chúng ta có quyết tâm đó hay không, hay chỉ tập trung mỗi người một miếng nhỏ chen chúc nhau ở nội thành mà không biết đến khi nào mới hình thành một đại học lớn".
Trong báo cáo ngắn gọn sau đó, ông Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐHQG Hà Nội điểm lại một số kết quả trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu của nhà trường, đồng thời nêu kiến nghị, tập trung vào dự án cơ sở ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc.
Theo ông Sơn, hiện nay dự án này còn 25% chưa giải phóng được. Bên cạnh đó, dự án còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động các nguồn lực xã hội.
Từ đó, ông Sơn đề xuất với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc 7 điểm nhằm tháo gỡ vướng mắc của dự án ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc:
Thứ nhất là chuyển giao dự án từ Bộ Xây dựng về ĐHQG Hà Nội, đồng thời ủy quyền quyết định đầu tư cho ĐHQG Hà Nội.
Thứ hai, đề nghị chỉ đạo bộ ngành liên quan và UBND TP Hà Nội phối hợp giải phóng mặt bằng và tái định cư, xây dựng một số công trình công cộng tại Hòa lạc, giao quyền sử dụng đất cho ĐHQG Hà Nội tại nơi giải phóng mặt bằng.
Thứ ba, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh quy hoạch dự án và các dự án thành phần tỉ lệ 1:500 cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới.
Thứ tư, tăng cường ngân sách giải phóng mặt bằng và tái định cư. Theo ông Sơn, tổng kinh phí để giải phóng 25% mặt bằng còn lại cần số tiền vào khoảng 717 tỉ đồng. Bên cạnh đó, số tiền phục vụ tái định cư là 500 tỉ đồng. Do đó, dể hoàn thành toàn bộ việc tái định cư và giải phóng mặt bằng cần khoảng trên dưới 1.200 tỉ đồng nữa.
Thứ năm, đề nghị Thủ tướng phê duyệt vay DA theo cơ chế cấp phát để đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu của dự án ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc.
Thứ sáu, đề nghị Thủ tướng phê duyệt dự án vay ODA của Chính phủ Nhật Bản để xây dựng ĐH Việt - Nhật tại Hòa Lạc.
Thứ bảy, Chính phủ ban hành quy chế đặc biệt cho dự án ĐHQG Hà Nội như đối với Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
"Đây là cơ hội cuối cùng để chúng ta có cơ hội xây dựng một ĐHQG rộng, đẹp, xứng tầm đẳng cấp quốc tế " - ông Sơn nói.
Sau khi nghe báo cáo và đề xuất của ĐHQG Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định trong cuộc làm việc với ĐHQG Hà Nội gần một năm trước, ông đã nêu ra 7 nhiệm vụ thì hiện tại có 5 nhiệm vụ nhà trường đang làm tốt và 2 nhiệm vụ đang được thực hiện.
Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao sự nỗ lực của lãnh đạo, cán bộ giáo viên và sinh viên ĐHQG Hà Nội trong thời gian qua ở tất cả các khía cạnh. Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng vẫn còn nhiều thách thức đang đặt ra, cần phải giải quyết từng bước để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam.
Thủ tướng cũng cho biết hướng chung là ủng hộ các kiến nghị nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng đô thị đại học của Hà Nội với ĐHQG Hà Nội làm nòng cốt.
Từ đó, Thủ tướng đồng ý chủ trương quy hoạch lại khu đô thị đại học trong đó có ĐHQG Hà Nội với vai trò nòng cốt. Sau này, nếu trường nào có trường đại học nào muốn ra nhập ĐHQG Hà Nội thì sẽ hoan nghênh.
Tiếp đó, Thủ tướng đề cập đến từng điểm kiến nghị của ĐHQG Hà Nội, bày tỏ chủ trương đồng ý với từng đề xuất đồng thời giao việc tới từng bộ phận cụ thể như chuyển giao ban quản lý dự án từ Bộ Xây dựng về ĐHQG Hà Nội, đồng thời ủy quyền quyết định đầu tư cho ĐHQG Hà Nội; cho phép điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1:500 giống như với ĐHQG TP.HCM; bổ sung vốn đầu tư để giải phóng mặt bằng cho khu đô thị đại học; vay vốn ODA từ WorldBank để xây dựng các công trình thiết yếu; vay vốn ODA từ Chính phủ Nhật Bản để xây dựng dự án ĐH Việt Nhật.
Cuối cùng, Thủ tướng cũng đồng ý sẽ có một cơ chế đặc thù cho dự án khu đô thị đại học mà ĐHQG Hà Nội sẽ là nòng cốt.
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/thu-tuong-quyet-tam-xay-dung-do-thi-dai-hoc-tam-co-quoc-te-398101.html
Bỏ tiền tỷ đi du học, về nước làm "lương ba cọc ba đồng" Mức lương của giảng viên đại học cũng như các chế độ, chính sách đãi ngộ chưa tương xứng nên chưa hấp dẫn được nhân ... |
Bộ Giáo dục: Xếp hạng không thận trọng sẽ tác dụng ngược Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, kết quả xếp hạng chỉ là thông tin tham khảo nhưng nếu làm không thận trọng sẽ mang lại ... |
Khi không còn giảng dạy đại học có phải trả lại học hàm giáo sư, phó giáo sư? Đúng theo luật thì người không “đang giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học” sẽ không được công nhận chức danh giáo sư ... |