Sở TTTT TP.HCM đã xác định được 3 chủ thể đăng ký tài khoản Facebook liên quan đến vụ việc “bác sĩ Khoa”, cả 3 chủ tài khoản này đã gửi bản giải trình tới đơn vị.
Chiều 14/8, Sở TTTT TP.HCM cho biết, đơn vị đã xác định được 3 chủ thể đăng ký tài khoản mạng xã hội Facebook liên quan đến vụ việc “bác sĩ Khoa”. 3 chủ tài khoản này là: "JK”, “HMAĐ” và “NHT”.
Sau khi xác định, ngày 12/8, Thanh tra Sở TTTT đã gửi thư mời tới 3 chủ tài khoản này đến làm việc. Tuy nhiên, hiện 3 người này không còn ở TP.HCM (cư trú tại TP.HCM nhưng đã về quê từ tháng 6/2021). Do đó, cả 3 đề nghị được dời buổi làm việc sang thời điểm phù hợp khi TP.HCM kết thúc giãn cách xã hội.
Theo Sở TTTT TP.HCM, hiện cả 3 chủ tài khoản này đã gửi bản giải trình tới đơn vị.
Nhóm của "bác sĩ Khoa" được thành lập với sự tham gia của các tài khoản giả nhưng có tương tác thật. |
Liên quan tới vụ việc, tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM diễn ra sáng 10/8, ông Nguyễn Đức Thọ, Chánh Thanh tra Sở TTTT TP.HCM cho biết đã làm việc với 2 chủ tài khoản Facebook chia sẻ thông tin này và xử phạt.
Bước đầu, Sở nhận định nhóm này được thành lập với sự tham gia của các tài khoản giả nhưng có tương tác thật. Nhóm này có hệ thống và "sống thực" trên mạng.
Nhiều người dùng Facebook cũng phát hiện ảnh đại diện trên Facebook của bác sĩ Khoa là ảnh của một PGS TS nha khoa ở Singapore tên là Toh Wei Seong làm việc tại đại học NUHS Singapore.
Các thành viên được bác sĩ Khoa gắn tên trong bài viết trên Facebook như PhongLam, Thy Nguyễn… đều lấy hình của các giáo sư đầu ngành về y khoa của Singapore, Đài Loan, Úc ghép vào.
Sau khi dựng lên các mảnh đời cần giúp đỡ, nhóm này đi quyên góp tiền từ các nhà hảo tâm và sử dụng số tài khoản mang tên Nguyễn Thị Minh Thy ở Bến Tre để đại diện nhận tiền.
Những ngày qua, câu chuyện bác sĩ Khoa rút máy thở của mẹ ruột để nhường cho sản phụ trên bàn sinh nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Thế nhưng, trong lúc mọi người đang hướng sự cảm phục về bác sĩ Khoa thì sự thật bất ngờ được phơi bày: bác sĩ Khoa không có thực.
Cụ thể, tối 7/8, vụ việc trên được đăng tải trên tên trang Facebook cá nhân tên Trần Khoa. Theo thông tin được chia sẻ, bố mẹ của Khoa cũng làm trong ngành y nhưng đã về hưu. Hai cụ tham gia công tác phòng chống dịch, rồi không may mắc COVID-19 và trở nặng, được đưa vào bệnh viện nơi Khoa công tác để điều trị.
Sau thời gian điều trị bố Khoa mất, mẹ Khoa tiên lượng không qua khỏi, nên người này tự tay rút ống thở của mẹ để nhường cho sản phụ sắp sinh. Sau đó, chính Khoa là người "nén đau thương" đi mổ bắt con giúp mẹ con sản phụ vượt qua cửa tử.
Câu chuyện lập tức được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội với nhiều bình luận tiếc thương, xót xa. Tuy nhiên, sau đó cư dân mạng cũng chỉ ra nhiều chi tiết vô lý trong câu chuyện này.
Đến ngày 8/8, Sở Y tế TP.HCM khẳng định, thông tin lan truyền ở trên là hư cấu, tại các bệnh viện của TP không có việc rút ống thở của người nhà bác sĩ để nhường cho bệnh nhân.
Bác sĩ Khoa rút ống thở của mẹ: Ai là "trùm cuối" nhận tiền từ thiện? Trong câu chuyện đẫm nước mắt được thêu dệt trên mạng xã hội liên quan "bác sĩ Khoa", nhiều người phát hiện một nhân vật ... |
Luật sư nói gì về vụ “bác sĩ Khoa rút ống thở”? Kết quả xác minh ban đầu của cơ quan chức năng cho thấy, câu chuyện "Bác sĩ Trần Khoa rút ống thở của cha mẹ ... |
TP.HCM đang xác minh hành vi của nhóm "bác sĩ Khoa" Chánh Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM nhận định nhóm của "bác sĩ Khoa' hoạt động có hệ thống, tài khoản giả nhưng ... |