Chú trọng đến phát triển du lịch đường thủy là một quyết định đúng đắn để khai thác được tiềm năng du lịch vốn có, đồng thời chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa, đa dạng hóa các dịch vụ du lịch của TPHCM.

Đà Nẵng phát triển du lịch bằng mô hình cộng đồng du lịch thân thiện, văn minh
Sắc thái mới cho du lịch cộng đồng ở Huế

TPHCM có 2 sông chính là Sài Gòn và Đồng Nai chảy qua cùng với hệ thống sông nhỏ, kênh rạch tạo ra chiều dài khoảng 1.000km có thể sử dụng làm giao thông đường thủy.

Giao thông đường thủy gắn liền với lịch sử TPHCM 300 năm và là một trong những phương tiện chính lưu thông hàng hóa của thành phố với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tất cả những điều trên tạo nên bức tranh sinh động lôi cuốn khách du lịch trong và ngoài nước tham quan tìm hiểu. Do đó, việc phát triển du lịch đường thủy sẽ góp phần đa dạng sản phẩm du lịch, dịch vụ hấp dẫn phục vụ cho du khách khi đến thành phố, mặt khác góp phần thúc đẩy cải thiện và phát triển hạ tầng cơ sở đường thủy của thành phố.

TPHCM có lợi thế về đường thủy để phát triển du lịch đường thủy. Ảnh: M.Q


Theo kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017-2020, đến năm 2020, có ít nhất 7 chương trình du lịch đường thủy được khai thác trên các tuyến sông Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè, Soài Rạp, Lòng Tàu và các tuyến kênh, rạch nội đô; khai thác các chương trình du lịch kết nối từ các cảng biển với các tuyến đường sông.

Số lượng khách du lịch đường thủy đến thành phố năm 2017 và 2018 đạt khoảng 450 ngàn lượt khách/năm và tăng khoảng 15% trong những năm tiếp theo. Doanh thu du lịch đường thủy năm 2017 và 2018 đạt 540 tỷ đồng/năm và tăng khoảng 15% trong những năm tiếp theo. Số lượng khách quốc tế đến bằng đường biển đến thành phố năm 2017 và 2018 đạt khoảng 470 ngàn lượt khách và tăng khoảng 12% - 15% trong những năm tiếp theo. Doanh thu du lịch từ tàu biển năm 2017 và 2018 đạt 1.220 tỷ đồng/năm và tăng khoảng 12% trong những năm tiếp theo.

Tàu buýt sông, mở ra sản phẩm du lịch đường thuỷ nội đô. Ảnh: M.Q


Mới đây, tuyến tàu buýt đường sông đầu tiên của TPHCM chính thức được đưa vào vận hành thử nghiệm. “Đây là cơ hội tốt để kết hợp hài hòa giữa giao thông đường thủy và du lịch. Việc khai thác phương tiện đường thủy sẽ bổ trợ cho sản phẩm du lịch của thành phố. Với tốc độ cao và tránh tình trạng kẹt xe, ngắm nhìn hai bờ Đông và bờ Tây, du khách có thể sử dụng phương tiện này để cho hành trình khám phá các điểm đến tại TPHCM” - ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TPHCM cho biết.

Sense Market - chợ dưới lòng đất đầu tiên của TPHCM, phục vụ nhu cầu mua sắm, ăn uống cho người dân và khách du lịch.


Mặc dù TPHCM có lợi thế về đường sông, đường thủy nhưng du lịch đường thủy hiện vẫn chỉ mang tính tiềm năng. Nguyên nhân do thiếu quy hoạch cụ thể về bến bãi, cầu tàu; môi trường ô nhiễm, những đoạn kênh như kênh Tàu Hủ vẫn còn hôi, có nhiều rác thải; cuối cùng là hạn chế về thiết kế và quảng bá sản phẩm.

TPHCM có thể giải quyết bằng cách quy hoạch rõ ràng về bến bãi, cầu phà cho tàu thuyền neo đậu cùng những chính sách cho nhà đầu tư tham gia cũng như nạo vét lại một số đoạn kênh và chống xả rác. Khi hai nguyên nhân đầu được giải quyết thì doanh nghiệp sẽ tích cực tham gia vào phát triển sản phẩm, không cần đến vốn từ ngân sách.

https://laodong.vn/du-lich/tphcm-phat-trien-du-lich-duong-thuy-de-da-dang-hoa-dich-vu-du-lich-551523.ldo

Theo Lao động