Không phải ngẫu nhiên mà nhà đầu tư buộc sợi dây trách nhiệm vào tay nhà quản lý. Thế nhưng, nếu doanh nghiệp làm sai, họ phải trả giá.
Lại xuất hiện những đề nghị trả lại dự án giao thông theo hình thức BOT cho Bộ Giao thông Vận tải của nhiều chủ đầu tư. Và vẫn là những lý do quen thuộc: không đảm bảo phương án tài chính, không thu được phí ở tuyến đường tránh dẫn đến thua lỗ… Dư luận không giấu nổi sự ngạc nhiên bởi lẽ các nhà đầu tư BOT đang hành xử như một kiểu ‘ăn vạ’, theo cách nói của một vị Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), và hoàn toàn trái ngược với nguyên tắc kinh doanh ‘lời ăn lỗ chịu’ vốn được áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Càng lạ lùng hơn khi họ đề cập tới vấn đề sẽ gây nhiều tranh cãi này chính trong thời gian các vị đại diện cho người dân ngồi lại bàn thảo về các vấn đề quốc kế dân sinh, trong đó lùm xùm thu phí do sự bất hợp lý khi đặt trạm BOT khiến cho nhiều người dân không đi hoặc đi một quãng đường ngắn vẫn phải trả phí toàn tuyến. Hẳn là phải có lý do chính đáng để các đại gia đầu tư BOT vượt qua cả sự đỏ mặt.
Trạm thu phí trên tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới bị cho là mang lại khoản doanh thu “bèo bọt” cho nhà đầu tư. Ảnh: Baodautu
Nghi vấn lập tức được đặt ra là mắc mớ lợi ích giữa doanh nghiệp và phía quản lý, điều không khó hiểu khi những khuất tất kiểu chủ đầu tư “tay không bắt giặc’, rủi ro tham nhũng trong đầu tư BOT… được phơi bày ra ánh sáng. Vì thế, người ta còn thấy thấp thoáng bóng dáng của kiểu đầu tư nhà nước giai đoạn trước, “con ngã thì mẹ nâng, con có khóc thì mẹ mới cho bú”. Chỉ có điều, cách tư duy và hành xử kiểu bao cấp này lại được nhà đầu tư tư nhân mong muốn áp dụng. Và điều này có thể dẫn đến hệ quả đáng buồn hơn trước: trong bất cứ tình huống nào, chỉ nhà nước và người dân chịu thiệt.
Dĩ nhiên, những lý trí xét đoán thông thường sẽ ngay lập tức lắc đầu và sự thể không thể diễn ra theo cách như vậy. Truyền thông ghi nhận, có nhà đầu tư đã đề xuất trả Bộ Giao thông Vận tải đến lần thứ 2. Dẫu những tiếng nói phản đối liên tục xuất phát từ phía các vị chuyên gia và từ phía các ĐBQH, chưa có một lời từ chối chính thức nào từ phía cơ quan quản lý trực tiếp trước mong ước có nhiều phần thiếu nhã nhặn này từ phía chủ đầu tư BOT. Sự im lặng ấy khiến dư luận băn khoăn phải chăng có điều gì đó khó nói, tế nhị.
Quả thật, không phải ngẫu nhiên mà nhà đầu tư không ngần ngại buộc sợi dây trách nhiệm vào tay nhà quản lý. Tại các hợp đồng dự án, đã có những điều khoản về vị trí, thời gian thu phí, mức thu phí theo từng giai đoạn… Sự phản ứng phần nhiều là hợp tình hợp lý của người dân thời gian vừa qua khiến những điều khoản “chỉ có lợi cho nhà đầu tư” buộc phải sửa đổi theo đúng luật. Điều này đồng nghĩa với sự sụt giảm doanh thu, chén đắng không thể nuốt trôi đối với bất kỳ nhà kinh doanh nào.
Trong trường hợp này, những người đứng mũi chịu sào trong ngành giao thông không thể không có trách nhiệm.
Dẫu vậy, phải nhìn vào kịch bản lạc quan nhất: cả hai bàn tay đều sạch. Khi đó, xảy ra hai khả năng. Nếu thuận tình theo mong muốn của nhà đầu tư, ngân sách sẽ phải gánh chịu những khoản đầu tư không hề nhỏ từ trên trời rơi xuống. Chúng ta đã phải vay để bù bội chi, đảo nợ và trả nợ, việc thu xếp vốn cho những ưu tiên đầu tư trong trung hạn đã rất khó khăn, vì vậy không có nhiều khoản dư dả để bù đắp, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết rắc rối này. Rõ ràng, đây là một nhiệm vụ… khó khả thi.
Trạm BOT Bến Lức ùn tắc vì người dân chặn không cho thu phí Gần 10 hộ dân sống gần trạm BOT Bến Lức (Long An) kéo đến ngăn chặn thu phí, yêu cầu bồi thường hư hại nhà ... |
NÓI THẲNG: Bộ GTVT thả tay với các trạm BOT? Vấn đề chung của nhiều trạm BOT giao thông cả nước - là gây tranh cãi, mâu thuẫn lợi ích - đã tái hiện tại ... |