Tàu đường sắt trên cao tuyến Cát Linh- Hà Đông đã chạy thử toàn tuyến, con số 681 nhân công phục vụ cho 13km đang khiến cư dân mạng tranh cãi.
Đoàn tàu Cát Linh- Hà Đông trong ngày chạy thử toàn tuyến. Ảnh: Vnexpress.
Theo Công ty TNHH một thành viên đường sắt Hà Nội, tham gia vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ có có 681 người, chia làm 21 trung tâm, bộ phận, chưa bao gồm nhân viên bảo vệ, vệ sinh tại các ga.
Trong đó, có 50 nhân viên quản lý thuộc các phòng chức năng như: quản lý lái tàu; quản lý nhà ga; sửa chữa công trình; vật tư; thiết bị nhà ga; điện lực; thông tin tín hiệu; đường ray; đầu máy toa xe...
Ngoài ra, hơn 600 nhân viên làm việc trực tiếp tại 8 trung tâm gồm điều độ, tàu khách, vận tải hành khách; kiểm tra sửa chữa công trình, thiết bị nhà ga, điện lực, thông tin tín hiệu, đường ray, toa xe.
Bộ phận đông nhất là trung tâm lái tàu với 86 người, trong đó có 46 lái tàu chính trên tuyến và 13 lái tàu dồn, thử tàu tại khu Deport; nhiều người khác là nhân viên kỹ thuật, giám sát tín hiệu, trực ban...
Trung tâm kiểm tra sửa chữa thông tin tín hiệu có 62 người, đa số là công nhân bảo dưỡng và các kỹ sư. Bộ phận kiểm tra, sửa chữa thiết bị nhà ga có 60 người. Trung tâm kiểm tra, sửa chữa tàu gồm 53 người phụ trách thiết bị điện, máy móc trên tàu.
Như vậy ngoài 681 nhân viên chính thức này, khi đi vào vận hành sẽ phải thuê thêm một số lượng lớn nhân viên vệ sinh và nhân viên bảo vệ nữa, con số này không biết là bao nhiêu nhưng chắc cũng không thể dưới con số hàng trăm người.
681 nhân công cứng, nếu tính trung bình với mức lương 5 triệu đồng/tháng thì số lương mỗi tháng cho các nhân viên ở tuyến đường sắt trên cao này đã vào tầm 3,5 tỷ đồng. Một câu hỏi đặt ra là khi tuyến đường này đưa vào kinh doanh, tiền vé thu được liệu có đủ để trả lương hàng tháng cho nhân viên hyay không? Liệu UBND TP Hà Nội có phải bù lỗ?
Trên mạng xã hội, rất nhiều ý kiến tranh luận về số nhân công phục vụ tuyến đường sắt này, đa phần mọi người đều thấy “sốc” vì không ngờ một tuyến đường chỉ có 13km lại tiêu tốn một lượng nhân công lớn như vậy, phải chăng vì công nghệ cũ?
Một bạn đọc nêu ý kiến: “Không đường chắn ngang, không dừng ga đợi tránh tầu, hệ thống thiết kế mới hoàn toàn. Đường ray hoàn toàn trên cao không giao cắt với hạng tầng giao thông khác. 700 con người vận hành? Một con số đáng suy ngẫm”.
Người khác đề xuất: “Cần phải kiểm tra rà soát lại chứ như vậy là bộ máy quá cồng kềnh. Nhiều bộ phận có cùng chức năng ví dụ như đội sửa chữa và đội kiểm tra sửa chữa... Nhất là chỉ có 13km lại có đến 8 trung tâm điều phối, nên rút lại bớt trong tình hình tinh giản biên chế hiện nay”.
Một ý kiến khác lại nhìn ở khía cạnh lạc quan hơn: “Với dân số Việt Nam còn thất nghiệp đầy ra đấy thì mình thấy con số 700 mang nhiều ý nghĩa tích cực hơn, 700 con người có việc làm ổn định với 700 người thất nghiệp, bạn thấy con số nào tốt hơn?”.
Cuộc tranh cãi về gần 700 người phục vụ cho tuyến đường sắt dài 13km Cát Linh- Hà Đông thực sự khó mà ngã ngũ hơn thua, nhưng rõ ràng, với 1 tuyến đường không dài trong nội đô, người dân vẫn hy vọng nó phải thực sự tân tiến, hiện đại để giảm bớt nhân công, tiết kiệm chi phí.
Ai cũng biết nếu một đơn vị kinh doanh mà lượng nhân công lại khổng lồ như vậy thì rõ ràng, chỉ gánh nặng tiền lương hàng tháng thôi cũng đủ vã mồ hôi.
Gần 700 nhân sự vận hành 13 km tàu Cát Linh - Hà Đông Hơn 600 nhân viên làm việc tại 8 trung tâm của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, trong đó 201 người đào ... |
Hà Nội đẹp lạ dưới làn tàu Cát Linh - Hà Đông - Nhiều tuyến phố Hà Nội hiện lên với vẻ đẹp khác lạ khi nhìn từ cửa sổ tàu đường sắt trên cao Cát Linh ... |