Những người Duy Ngô Nhĩ phát động chiến dịch toàn cầu để gây sức ép, buộc Trung Quốc công bố video người thân bị mất tích của họ.

trung quoc bi yeu cau cap video chung minh nguoi duy ngo nhi con song

Lực lượng cảnh vệ bán quân sự của Trung Quốc tại thủ phủ Urumqi của Tân Cương. Ảnh: AP.

Chiến dịch trên mạng xã hội được phát động hôm 12/2 với hashtag "Tôi cũng là người Duy Ngô Nhĩ" sau khi Trung Quốc công bố video cho thấy một người đàn ông được xác định là nhà thơ, nhạc sĩ người Duy Ngô Nhĩ Abdurehim Heyit nói rằng ông vẫn còn sống và khỏe mạnh, theo AFP.

Động thái của Trung Quốc diễn ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Heyit đã chết trong một nhà tù ở Trung Quốc, đồng thời lên án Bắc Kinh đưa số lượng lớn người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi vào các "trại cải huấn chính trị" ở Tân Cương. Heyit được cho là bị tuyên án 8 năm tù vì các sáng tác của ông.

"Chính quyền Trung Quốc công bố video như một bằng chứng Heyit vẫn còn sống. Bây giờ, chúng tôi muốn biết hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ đang ở đâu", Murat Harri, một nhà hoạt động người Duy Ngô Nhĩ ở Phần Lan và là người phát động chiến dịch, nói. Harri cho biết cha mẹ của anh bị bắt trước đó nhưng được thả ra hồi năm ngoái.

Hashtag đã thu hút sự chú ý của người Duy Ngô Nhĩ trên khắp thế giới, thôi thúc họ đăng hình ảnh cha mẹ, con cái hoặc bạn bè bị mất tích và yêu cầu được biết số phận của những người này.

Một ủy ban Liên Hợp Quốc cho biết gần một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số đang bị giam trong các trại cải huấn ở Tân Cương, nơi sinh sống của phần lớn 10 triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc. Bắc Kinh ban đầu bác bỏ cáo buộc, nhưng sau đó nói rằng họ đã đưa người dân vào "trung tâm giáo dục hướng nghiệp" để giúp họ tái hòa nhập xã hội và tránh xa khủng bố.

Nhiều người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài không thể liên lạc với người thân và bạn bè ở Trung Quốc trong nhiều năm vì các cuộc gọi điện thoại và nền tảng nhắn tin đều bị Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ, nhà hoạt động Rushan Abbas cho hay. Cô đang yêu cầu các cơ quan chức năng công bố video về em gái cô, một bác sĩ "được đưa đi đào tạo nghề".

Nhiều người Duy Ngô Nhĩ từ lâu cáo buộc Trung Quốc tìm cách xóa bỏ văn hóa của họ để vô hiệu hóa những gì Bắc Kinh coi là mối đe dọa "khủng bố" ở Tân Cương. Các nhà phê bình cho rằng người Duy Ngô Nhĩ trong các trại đang bị tẩy não để từ bỏ đạo Hồi và phù hợp với xã hội Trung Quốc.

Arslan Hidayat, con rể của diễn viên hài nổi tiếng người Duy Ngô Nhĩ Adil Mijit, đăng một video trên Facebook nói rằng bố vợ của anh đã mất tích và kêu gọi Trung Quốc công bố video ông cũng như những người khác "bị nhốt trong các trại tập trung" vẫn còn sống.

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia Hồi giáo hiếm hoi lên tiếng về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, gọi cách đối xử của Trung Quốc là "nỗi hổ thẹn của nhân loại". Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ là "hèn hạ" và kêu gọi Ankara rút lại "những cáo buộc sai trái".

trung quoc bi yeu cau cap video chung minh nguoi duy ngo nhi con song Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích Trung Quốc "tẩy não" người Duy Ngô Nhĩ

Ankara cho rằng người Duy Ngô Nhĩ bị giam phải chịu "tra tấn", "tẩy não chính trị", trong khi những người không bị giam cũng ...

trung quoc bi yeu cau cap video chung minh nguoi duy ngo nhi con song Trung Quốc nói thế giới nên phớt lờ \'tin đồn nhảm\' về Tân Cương

Ngoại trưởng Trung Quốc cho rằng chính quyền Tân Cương chỉ đang nỗ lực chiến đấu chống khủng bố, chủ nghĩa cực đoan trong khu ...

trung quoc bi yeu cau cap video chung minh nguoi duy ngo nhi con song Dùi cui và súng điện trong trường nghề cho người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc

Những trường dạy nghề bị phương Tây mô tả là trại cải huấn có các thiết bị giống như nhà tù như camera giám sát ...