J-16H là phiên bản nâng cấp tăng cường khả năng chống hạm cho tiêm kích đa năng J-16 mới được Không quân Hải quân Trung Quốc giới thiệu gần đây.
Hiện nay các tổ hợp sản xuất máy bay của Trung Quốc đang tăng cường tốc độ chế tạo tiêm kích đa năng J-16 để bàn giao cho Không quân và Không quân Hải quân nước này, dự kiến trong tương lai J-16 sẽ thay thế J-11 trong vai trò xương sống của lực lượng tác chiến trên không.
Từng được xem là bản sao chép từ Su-30MK2 nhưng thực chất J-16 là một chiến đấu cơ khác biệt hoàn toàn, nó đảm nhiệm tốt cả vai trò tấn công mặt đất - mặt nước, lẫn chiếm ưu thế trên không chứ không thiên về cường kích đánh biển như Su-30MK2.
Sau một thời gian ngắn biên chế, Bắc Kinh nhận thấy rằng tiềm năng hiện đại hóa của J-16 vẫn còn, chính vì vậy mới đây họ đã cho ra mắt biến thể J-16H được tăng cường năng lực chống hạm, theo quảng cáo thì nó còn vượt trội cả Su-35S nhập khẩu từ Nga.
Tiêm kích đa năng J-16H với cấu hình vũ khí chống hạm
Đặc điểm đầu tiên khiến Trung Quốc tự hào ở J-16H đó là nó đã được trang bị radar mảng pha quét chủ động (AESA) thế hệ mới nhất, giúp chiếm giữ ưu thế đáng kể trước các loại tiêm kích vẫn dùng radar mảng pha thụ động như Su-35S hay Su-30MKI khi có khả năng bám bắt mục tiêu từ xa với độ chính xác cao.
Nhưng gây ấn tượng nhất phải là cấu hình vũ khí mà chiếc J-16H mang theo khi thực hiện nhiệm vụ chống tàu mặt nước. Căn cứ tấm ảnh trên, J-16H sẽ mang theo tới 2 tên lửa chống hạm siêu âm YJ-91A tầm bắn 180 km, 2 tên lửa chống hạm cận âm YJ-83KH tầm bắn 280 km và đặc biệt là 1 tên lửa siêu âm YJ-12 tầm bắn 400 km chính giữa thân.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ chống hạm, J-16H vẫn còn nguyên khả năng không chiến nhờ độ linh hoạt cao thông qua động cơ WS-10 thế hệ mới có lực đẩy rất mạnh và vẫn mang được tên lửa không đối không tầm trung sử dụng đầu dò radar chủ động PL-12.
Tiêm kích đa năng J-16H của Trung Quốc thực sự là một đối thủ rất đáng gờm
So sánh với Không quân Nga, hiện nay Moskva chưa có tên lửa không đối hạm trang bị cho máy bay tiêm kích nào lợi hại như YJ-12, ngay cả Su-35S vẫn phải trông đợi vào Kh-35U tầm bắn 260 km khi phiên bản BrahMos-A hợp tác với Ấn Độ chưa hoàn thiện, trong khi dự án Klub-A đã gần như bị hủy bỏ.
Dĩ nhiên Nga có thể trông đợi vào tên lửa không đối hạm Kh-22/32, tuy nhiên đây là quả đạn có kích thước rất lớn chỉ trang bị được cho máy bay ném bom siêu âm Tu-22M3, không một tiêm kích nào của Nga mang được khi so sánh với YJ-12 mà J-16H mang theo.
Có lẽ đây là một trong những yếu tố quan trọng khiến Trung Quốc sau khi mua lô 24 chiếc Su-35SK để làm mẫu đối chứng đánh giá tính năng đã không đặt hàng tiếp với lý do vũ khí Nga không còn sở hữu tính năng ấn tượng và đã bị sản phẩm nội địa qua mặt.
F-35 thành hệ thống phòng thủ tên lửa: Mỹ toan tính gì? Với việc biến F-35 thành vũ khí phòng thủ tên lửa, Mỹ sẽ nhân rộng khả năng đánh chặn toàn cầu của mình và đồng ... |
2 tiêm kích bom Su-34 của Nga va chạm ở Viễn Đông Hai tiêm kích bom Su-34 của Nga đã va chạm với nhau trên không trung trong quá trình huấn luyện ở Viễn Đông. Phi công ... |