Các trường học được xây dựng trong thời kỳ Pháp thuộc đánh dấu sự du nhập của nền giáo dục phương Tây vào Việt Nam.
Toàn cảnh trường Bảo hộ thời Pháp thuộc. Tại triển lãm "Dấu ấn văn hóa Pháp qua tài liệu lưu trữ" do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam phối hợp với Cục Lưu trữ Pháp tổ chức ngày 7/12, nhiều hình ảnh trường học ở Việt Nam do Pháp xây dựng được trưng bày.
Người Pháp xây dựng hệ thống trường dạy nghề và trường phổ thông (từ cấp 1 đến cấp 3) tại Việt Nam. Ngày 1/1/1919, trường Trung học Hà Nội (ảnh) khánh thành với hai phân hiệu là Grand Lycée (trường trung học lớn) và Petit Lycée (trường trung học nhỏ). Năm 1923, Grand Lycée được tu bổ và đổi tên thành trường Trung học Albert Sarraut để tỏ lòng tri ân Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut.
Công tác tổ chức và giảng dạy giống như một trường trung học ở Pháp. Năm học đầu tiên (1924-1925), trường thu nhận 800 học sinh, có cả học sinh Myanmar, Lào và 370 học sinh Việt Nam.
Trường Brieux - ngôi trường nữ sinh tiểu học đầu tiên ở Hà Nội. Ngày 6/1/1908, trường nữ sinh tiểu học Pháp - Việt khai giảng ở phố Takou (Hàng Cót) Hà Nội với 178 học sinh. Hai năm sau ngày 12/8/1910, theo đề nghị của Thống sứ Bắc Kỳ, Phủ toàn quyền Đông Dương đồng ý để ngôi trường chính thức mang tên nhà viết kịch người Pháp Brieux. Trường THCS Thanh Quan ngày nay chính là trường Brieux xưa.
Trường Pierre Pasquier, phố Sinh Từ, Hà Nội (phố Nguyễn Khuyến ngày nay). Ngôi trường này được thành lập vào năm 1916 và được đặt theo tên của Toàn quyền Đông Dương Pierre Marie Antoine Pasquier. Người Hà Nội quen gọi đây là trường Sinh Từ.
Trường Thăng Long. Dưới thời Pháp thuộc, chính sách giáo dục không chú ý đến việc nâng cao dân trí mà chủ yếu nhằm đào tạo đội ngũ người Việt có thể giúp việc đắc lực cho công cuộc bình định và cai trị của Pháp. Chữ quốc ngữ được dùng tại Nam Kỳ từ năm 1862, dần dần lan ra cả nước.
Phòng thí nghiệm tại Đại học Đông Dương. Năm 1907, Pháp ra nghị định thành lập Đại học Đông Dương với một số trường cao đẳng, nhưng thực chất là trường trung cấp chuyên nghiệp. Đây là cơ sở giáo dục đại học duy nhất ở khu vực Đông Dương cho đến năm 1945 và là thiết chế đại học hiện đại đầu tiên ở Việt Nam. Khóa học đầu tiên của trường khai giảng năm 1907.
Một giờ khoa học thường thức trong chương trình học dưới thời Pháp thuộc. Chương trình giáo dục Pháp được nhận xét dù nặng nhưng sắp xếp khoa học, khuyến khích sự say mê và tư duy sáng tạo.
Một trường tiểu học ở Xuất Hóa, Bắc Kạn.
Giáo dục thời Pháp kéo dài gần một thế kỷ với nhiều ý kiến đánh giá trái chiều. Mặt tiêu cực của nó với Việt Nam là những mưu đồ thực dân của Pháp đã đạt được. Mặt tích cực ngoài ý muốn của Pháp là tạo ra một tầng lớp tri thức có trình độ, nắm vững khoa học, kỹ thuật tiên tiến.
Những người này trước là phục vụ bộ máy cai trị của Pháp, sau tháng 8/1945 lại trở thành nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn, phục vụ trong bộ máy của Việt Nam.
Ảnh: Trường tiểu học ở Gia Lâm, Bắc Ninh, thời Pháp.
Quá khứ ám ảnh ở làng công nhân cao su thời Pháp thuộc Ngôi làng nằm gọn dưới tán cao su trùng điệp. Những ngôi nhà đá, nhà gạch lợp ngói với những người công nhân cao su ... |
Người Hà Nội thích thú ngắm kiến trúc trong Đại sứ quán Pháp Nhiều người Hà Nội hôm qua có cơ hội biết đến những nét kiến trúc đặc trưng của Pháp, pha trộn với kiến trúc Việt ... |