Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, từ 1/1/2020 mức phạt tiền tối đa của nhiều lĩnh vực như giao thông, điện lực, báo chí… sẽ tăng mạnh.
Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định, phạt tiền đến 75 triệu đồng đối với vi phạm trong lĩnh vực cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội…
Trong khi đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 xác định mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với cá nhân chỉ là 40 triệu đồng.
Ngoài ra, Luật cũng tăng mức xử phạt tối đa của nhiều lĩnh vực khác như điện lực từ 50 triệu lên 100 triệu đồng; Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: từ 100 triệu lên 200 triệu đồng; Báo chí từ 100 triệu lên 250 triệu đồng; Kinh doanh bất động sản từ 150 triệu lên 500 triệu đồng.
Luật cũng sổ sung một số chức danh có thẩm quyền xử phạt như Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động…
Mọi hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông sẽ bị xử lý nghiêm |
Đặc biệt, Luật còn tăng thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, đối với vụ việc thông thường, thời hạn ra quyết định xử phạt là 7 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Với vụ việc thuộc trường hợp phải giải trình hoặc xác định giá trị tang vật… mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 2 tháng, kể từ ngày lập biên bản.
Bên cạnh đó, Luật còn bổ sung trường hợp phải tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Theo đó, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp: Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác; Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy...
Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 24 giờ.
Đối với trường hợp tạm giữ để xác định tình trạng nghiện ma túy thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 5 ngày, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Hơn 21.000 xe bị chặn đăng kiểm vì chậm nộp phạt vi phạm giao thông |
Tháo “biển số” xe ô tô vi phạm giao thông: Bộ GTVT sẽ nghiên cứu |