Đề xuất tăng lương giáo viên không được chấp nhận, bài toán tìm đầu ra cho sinh viên sư phạm vẫn đang loay hoay, lùm xùm về chuyện “chạy” để làm thầy… những câu chuyện này xảy ra cùng thời điểm, khiến cho việc tuyển sinh của các trường sư phạm đã khó, nay càng thêm khó.
Đề xuất tăng lương giáo viên đã không nhận được sự ủng hộ của một số bộ, ngành và không được đưa vào Luật Giáo dục sửa đổi. Ảnh minh họa: T.L
“Đốt đuốc” tìm sinh viên giỏi
Một khung cảnh trái ngược tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2018 do Bộ GDĐT tổ chức vào giữa tháng 3.2018. Nếu ở khu vực khối ngành kinh tế, kỹ thuật, công an, quân đội tấp nập học sinh ra vào thì gian tư vấn của khối ngành sư phạm khá đìu hiu, ảm đạm. Có một thực tế, mùa tuyển sinh năm nay không nhiều học sinh quan tâm đến ngành học này, khó xin việc là một trong những lý do.
Nguyễn Thảo Ly (học sinh Trường THPT Quốc Oai, Hà Nội) chia sẻ, từ nhỏ em đã có ước mơ trở thành giáo viên dạy Văn. Bố mẹ cũng ủng hộ Ly vì nghĩ nếu trở thành giáo viên sẽ có công việc ổn định, phù hợp với con gái. Tuy nhiên, ngày 1.4 tới, khi đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học 2018, Ly sẽ không xếp trường sư phạm là nguyện vọng ưu tiên nữa. “Em sợ ra trường sẽ khó xin việc, hoặc phải chạy việc nên quyết định sẽ rẽ hướng”- Ly nói.
Trên các diễn đàn dành cho học sinh khối 12, không ít bạn đã đưa ra câu hỏi khảo sát với nội dung: “Năm nay có ai thi vào trường sư phạm không?”. Phần lớn câu trả lời là không, hoặc đang băn khoăn. Tiêu chuẩn cao, trong khi đầu ra vẫn còn mông lung, đã khiến nhiều học sinh dù rất yêu thích nghề giáo, nhưng không lựa chọn vào trường sư phạm nữa.
Vẫn chờ Bộ Giáo dục "gỡ rối"
Theo Hướng dẫn công tác tuyển sinh ĐH hệ chính quy công bố ngày 14.3 của Bộ GDĐT, các trường ĐH-CĐ trung cấp phải công bố Đề án tuyển sinh năm 2018 và cập nhật thông tin tuyển sinh của trường lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ trước ngày 20.3. Trong khi các trường khác đã gần như hoàn tất công tác này, thì đến nay các trường sư phạm vẫn “im lìm”.
Hiện chỉ có một số cơ sở đào tạo sư phạm (phần lớn là ĐH vùng) công bố chỉ tiêu tuyển sinh, còn lại vẫn đang chờ văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT.
Năm 2018, Bộ cũng chủ trương đào tạo sư phạm theo đơn đặt hàng của địa phương, nhưng hiện mới chỉ có Đại học Hồng Đức xác nhận đã nhận được \'đơn đặt hàng\' của tỉnh Thanh Hóa. Còn các địa phương khác, chẳng hạn như ở Đắk Lắk, còn chưa biết phân bổ giáo viên dôi dư thế nào, nói gì đến việc xây dựng đề án để tuyển mới theo cơ chế đặt hàng.
Theo GS-VS Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, để giải quyết một cách căn cơ bài toán nguồn nhân lực của ngành sư phạm, mình Bộ GDĐT nỗ lực thôi chưa đủ.
Ông cho rằng các bộ, ngành, địa phương không thể thờ ơ, mà phải cùng vào cuộc. Bắt đầu bằng việc thảo luận để giữ lại đề xuất tăng lương cho giáo viên trong Luật Giáo dục, cùng những chính sách đãi ngộ về việc làm cho cử nhân sư phạm. Có như vậy mới mong tuyển được người giỏi vào ngành.
Công bằng hơn trong xét tuyển vào đại học Về cơ bản, công tác tuyển sinh năm nay tương tự năm 2017 nhưng vẫn có một số điểm tạo điều kiện để học sinh ... |
Quy định cộng điểm ưu tiên theo khu vực khi xét tuyển đại học 2018 Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành quy định cộng điểm ưu tiên theo khu vực xét tuyển Đại học năm 2018 chính ... |