Ukraine đã trao cho Mỹ những vũ khí Liên Xô/Nga như: Hệ thống phòng không S-300PT, tiêm kích Su-27UB, tên lửa Scud-B, tổ hợp radar thụ động Kolchuga, xe tăng T-80U…
Hệ thống phòng không S-300 được phát hiện ở Mỹ
Trên mạng internet đầu tháng 5 vừa qua, một người dùng Twitter đã công bố hình ảnh vệ tinh của địa điểm thử nghiệm quân sự tại một căn cứ Hoa Kỳ, được cho là nơi lắp đặt bệ phóng và thiết bị điều khiển của hệ thống phòng không S-300PT của Liên Xô.
Những bức ảnh đăng tải trên trang Defence Blog cho thấy hai bệ phóng 5P85PT được đặt trên sơ mi rơ moóc và radar điều khiển hỏa lực 30N6, bao gồm thiết bị điều khiển và rơ moóc có radar trên tháp. Không còn nghi ngờ gì nữa, Quân đội Mỹ đang luyện tập với những hệ thống phòng không kiểu Nga!
Defence Blog cho biết, Quân đội Mỹ thường sử dụng hệ thống phòng không kiểu Nga cho các cuộc tập trận phòng không-không quân. Tổ hợp phòng không tiên tiến sản xuất dưới thời Liên Xô, có mẫu đã được cách điệu hóa, có mẫu vẫn giữ nguyên bản được đưa vào thực tế huấn luyện,
Theo giới chuyên gia Nga, hệ thống tên lửa phòng không S-300P được Quân đội Liên Xô đưa vào sử dụng từ những năm 1978 và đã chuyển giao cho 14 quốc gia đồng minh, trong đó có những nước sở hữu rất nhiều hệ thống này. Ví dụ như sau sự sụp đổ của Liên Xô, 250 bệ phóng S-300PT và thiết bị điều khiển đã được chia cho Ukraine.
Do đó, chuyên gia quân sự Igor Korotchenko, tổng biên tập của Tạp chí Quốc phòng cho biết, các hệ thống S-300 được tìm thấy ở Hoa Kỳ có thể được chuyển đến từ Ukraine.
Ukraine đã bán cho Mỹ tên lửa SS-1C Scud-B, tiêm kích Su-27UB và hệ thống phòng không S-300PT
"Được biết rằng, phía Ukraine đã cung cấp cho quân đội Mỹ các mẫu thiết bị quân sự của Liên Xô, bao gồm S-300PT, trong khuôn khổ chương trình hợp tác bí mật giữa Bộ Quốc phòng Ukraine và Hoa Kỳ trong thời Tổng thống Poroshenko” - ông Korotchenko nói.
Vị chuyên gia Nga cho rằng, Kiev đã xuất khẩu hệ thống phòng không S-300 như một phần của thỏa thuận này. Nhưng ông cũng khẳng định rằng, S-300PT là sản phẩm cũ kỹ phát triển của thập kỷ 80 và do đó chúng không mang bất kỳ thông tin thực tế bí mật nào về vũ khí Nga.
Hiện nay, tên lửa S-300 còn đang phục vụ tại hai nước NATO là Hy Lạp và Cyprus. Ngoài ra, một số tổ hợp như vậy đã được Belarus chuyển giao cho Hoa Kỳ từ những năm 1990, sau khi Liên Xô sụp đổ. Do đó, Mỹ và đồng minh Israel hoàn toàn có thể mổ xẻ để tìm cách nắm được tính năng các hệ thống này.
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, Hoa Kỳ và Israel sẽ không thể có được hoặc sao chép công nghệ của hệ thống phòng không S-300, bởi hệ thống bảo vệ dữ liệu hiện tại của tổ hợp và công tác phản gián của Nga sẽ không cho phép điều này xảy ra.
Hệ thống bảo vệ dữ liệu và các biện pháp an ninh, bảo mật ở tất cả các khâu thiết kế, sản xuất và cung cấp các hệ thống này đảm bảo rằng Nga, với tư cách là chủ sở hữu bí quyết của S-300 sẽ tiếp tục sở hữu chủ quyền như vậy. Do đó, tất cả các suy đoán ở Israel và Hoa Kỳ về rò rỉ công nghệ hoặc tin đồn về việc Israel đã tìm ra cách khắc chế S-300 chỉ là tin nhảm.
Vì sao Mỹ nghiên cứu S-300PT của Liên Xô?
Theo giới chuyên gia quân sự thế giới, nghiên cứu về chiến thuật sử dụng, đặc điểm kỹ thuật và xác định điểm yếu là điều tất cả các nước trên thế giới vẫn thường làm và dĩ nhiên là đã từ lâu, người Mỹ thu thập các mẫu vũ khí của Liên Xô và Nga trên khắp thế giới.
Theo cựu Phó Chỉ huy Phòng không quân sự của Lực lượng Vũ trang Nga, Thiếu tướng Alexander Tazekhulakhov, hệ thống tên lửa phòng không S-300PT đã được trang bị cho quân đội Liên Xô vào đầu năm 1978. Nó đã thay thế các tổ hợp phòng không S-125 Neva/Pechora (SAM 3, NATO định danh SA-3 Goa) và S-75 Dvina (SAM-2, NATO gọi là SA-2 Guideline).
Cho đến giữa những năm 1990, Liên Xô đã sản xuất hơn hai nghìn tổ hợp S-300PT. Tổ hợp này có khả năng phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu khí động di chuyển với tốc độ tối đa 1300 mét/giây. Nó có khả năng kiểm soát khu vực trong bán kính 50km.
Đã từ lâu phiên bản S-300PT không còn phục vụ trong quân đội Nga, bởi các hệ thống tiên tiến hơn với tầm bắn xa hơn đã thay thế nó. Tuy nhiên, theo chuyên gia Alexander Tazekhulakhov, điều quan trọng đối với Mỹ là tìm hiểu không chỉ cấu tạo mà còn chiến thuật sử dụng các hệ thống vũ khí Xô viết.
Các chuyên gia Mỹ không chỉ đơn thuần là những nhà lý thuyết mà còn là những nhà thực hành. Ở Hoa Kỳ có căn cứ thử nghiệm White Sands, nơi họ tập trung nhiều loại vũ khí khác nhau của đối thủ tiềm tàng. Ví dụ, họ sử dụng các hệ thống phòng không Nga để phi công Mỹ tập luyện cách vượt qua chúng. Tức là, các phi công và chuyên gia Mỹ làm việc với kỹ thuật tiên tiến thực sự của đối phương tiềm năng.
Số phận MiG-29 Ukraine tại Crimea Nghị sĩ Nga vừa chính thức lên tiếng nói về số phận top tiêm kích MiG-29 của Ukraine tại Crimea sau sự kiện Nga sáp ... |
Tổng thống đắc cử Ukraine từng tấu hài trên truyền hình Nga Truyền hình Nga quay chương trình ảo thuật của Zelensky từ năm 2011 và quyết định sẽ phát sóng sau khi ông này đắc cử ... |