Những cánh rừng với hàng triệu mét vuông bị phá không thương tiếc để lấy đất sản xuất, trong khi đó lực lượng quản lý bảo vệ rừng vẫn lay hoay chưa có cách xử lý.

Hàng nghìn m2 rừng bị ‘cạo trọc’

Hàng triệu mét vuông rừng đang bị phá, lấn chiếm trái phép để làm nhà, lấy đất sản xuất. Sự việc xảy ra từ rất lâu và diện tích rừng bị lấn chiếm đang ngày một tăng nhưng lực lượng chức năng vẫn chưa vào cuộc để xử lý triệt để.

Có mặt tại những khoảnh rừng ở huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông), chịu sự quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đức Hòa (gọi tắt là Công ty Đức Hòa), trước mắt chúng tôi là ngổn ngang những khoảng rừng bị tàn phá nghiêm trọng với dấu hiệu còn rất mới.

\\"vi

Hàng nghìn hecta rừng bị đốn hạ, nhiều gốc cây nằm la liệt.

Tại đây, hàng loạt cây rừng từ nhỏ đến lớn đều bị cưa hạ, nhiều thân cây với kích thước lớn còn nằm ngổn ngang. Bên cạnh những gốc mới là nhiều cây cũ đã bị đốn hạ và đốt cháy đen. Ước tính diện tích rừng đã bị ‘cạo trọc’ lên tới hàng nghìn hecta và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Theo tìm hiểu, trong 04 tiểu khu Công ty Đức Hòa được giao quản lý, có 02 tiểu khu bị phá rừng nhiều nhất là 1104 với gần 400ha rừng bị phá và tiểu khu 1111 với gần 8ha rừng bị phá, xâm lấn.

Điều đáng nói, tại hiện trường, phóng viên nghe được tiếng máy cưa ở khu vực rất gần, và những khu vực rừng bị phá nằm cách các chốt kiểm soát bảo vệ rừng không xa.

Tương tự, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng cũng xảy ra tràn lan tại khu vực do Công ty TNHH MTV Đắk N’tao (huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) quản lý.

\\"vi

Nhiều cây gỗ với kích thước lớn vừa bị đốn hạ và đốt cháy đen.

Ngày 21/5, theo quan sát của chúng tôi, hàng loạt các điểm rừng bị “cạo trọc” trong thời gian dài với diện tích rất lớn. Nhiều khoảng rừng bị đốn hạ, đốt cháy nham nhở.

Trao đổi với PV VTC News, đại diện Công ty Đắk N’tao cho biết, Công ty quản lý 13 tiểu khu nằm trên địa bàn hai huyện là Đắk Song và Đắk G’long, trong đó có ba tiểu khu là điểm nóng về tình trạng phá rừng nằm trên địa bàn huyện Đắk G’long. Chỉ riêng trong năm 2020, tính từ đầu năm đến tháng 4/2020, đã xảy ra 28 vụ phá rừng với diện tích hơn 8ha.

Vì mưu sinh nên phải phá rừng?

Trong khi đó, một thực tế là năm 2002, tại khu vực đất rừng do Cty Đức Hoà quản lý, có 7 hộ dân sinh sống trái phép, thì đến năm 2007, con số đã tăng lên 70 hộ dân canh tác trái phép. Và đến nay, số lượng hộ dân lấn chiếm đất rừng lên tới khoảng 300 hộ.

Còn tại khu vực rừng do Công Ty Đắk N’tao quản lý, đã có 243 vị trí lều, nhà tạm được người dân dựng lên trong diện tích rừng bị phá ở huyện Đắk Song; 350 hộ dân lập lều, nhà tạm trong diện tích rừng bị phá ở huyện Đắk G’long (tỉnh Đắk Nông).

Khi chúng tôi tiếp cận và hỏi chuyện, một người dân ở xã Trường Xuân (huyện Đắk Song) đang dọn rẫy thừa nhận, gia đình bà bắt đầu phá rừng từ năm 2016 để trồng hoa màu. Người này nói thêm: “Không có gì ăn, không có gì uống nên tôi phát rừng. Diện tích này tôi phát từ bốn năm rồi, để trồng mì. Biết phá rừng rồi, nhưng sinh đẻ chín đứa con nên phải làm, xung quanh họ cũng phá hết rồi”.

\\"vi

Hàng trăm căn nhà của các hộ dân sống trên đất rừng.

Liên quan đến sự việc này, ông Nguyễn Quốc Hoàng, Trạm trưởng Trạm số 1 (thuộc Công ty Đức Hòa) thông tin: “Diện tích rừng bị xâm phạm rất lớn, chỉ bốn tiểu khu nhưng đã có hơn 300 hộ dân canh tác trên đất rừng lấn chiếm, chủ yếu là người đồng bào Dao, M’nông. Việc xử lý dứt điểm là rất khó”.

Ông Lại Thế Bình, giám đốc Công ty Đức Hòa cho biết: “Diện tích rừng bị phá lấn chiếm khoảng 600ha. Công ty cũng xác định điểm nóng phá rừng nên bố trí lực lượng để túc trực, xử lý. Có thành lập thêm một chốt liên ngành để kiểm soát việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng. Qua kiểm tra thì cũng phát hiện và chuyển cơ quan điều tra một số vụ. Về việc xác định người phá rừng, lấn chiếm đất rừng rất khó. Khi được hỏi thì người dân chỉ nói mua lại chứ không phải lấn chiếm đất rừng”.

Về giải pháp, ông Bình cho biết, đối với diện tích đất rừng bị lấn chiếm từ năm 2017 đến nay thì Công ty kiến nghị cương quyết xử lý giải tỏa để trồng rừng. Đối với diện tích đã lấn chiếm từ trước, người dân đã canh tác ổn định thì đưa vào nông lâm kết hợp. Ngoài ra cũng thực hiện các chính sách tuyên truyền để người dân hiểu, hạn chế tình trạng lấn chiếm đất rừng, ngoài ra cũng chưa có phương hướng nào cụ thể để kiểm soát tình trạng này.Tổng diện tích rừng bị xâm canh từ trước năm 2000 đến nay là hơn 5.000ha.

\\"vi

Chỉ trong 06 tháng đầu năm (từ tháng 12/2019 đến 10/5/2020) trên địa bàn huyện đã xảy ra 150 vụ vi phạm liên quan đến rừng.

Trước tình trạng hàng nghìn hecta rừng đang ngày dần bị bào mòn, ông Nguyễn Xuân Diệu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đắk N’tao cho biết, hiện Công ty đang rà soát lại diện tích rừng bị lấn chiếm kể từ trước tháng 7/2014 thì vận động người dân thực hiện nông-lâm kết hợp. Còn diện tích bị lấn chiếm từ sau thời gian trên thì tiến hành rà soát tổng hợp để giải tỏa. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là để xuất của Công ty và đợi ý kiến từ cơ quan có thẩm quyền.

“Khó khăn nhất là việc người ta đã ở lâu rồi nên rất khó xử lý. Đất rừng được sang nhượng chủ yếu qua giấy tờ viết tay giữa những người dân, không có tính pháp lý”, ông Diệu nói.

\\"vi Nguồn cơn Trung Quốc đáp trả Australia
\\"vi Giới khoa học Trung Quốc tung bằng chứng muốn giải oan cho chợ hải sản Vũ Hán
\\"vi Phát hiện điểm tương đồng kinh ngạc của COVID-19 và HIV

/ vtc.vn