Với Trung Quốc, cải cách kinh tế đem lại những kết quả to lớn nhưng nếu Triều Tiên làm vậy, có thể sẽ là tự sát chính trị
Quay lại thời điểm năm 1989, khi khối xã hội chủ nghĩa gặp khó khăn, người dân Triều Tiêu giàu gấp đôi dân Trung Quốc. Sau đó, Trung Quốc mở cửa, phát triển kinh tế thần kỳ. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng quyết không làm theo.
Lý do vì sao các nhà lãnh đạo Triều Tiên, từ người sáng lập đất nước Kim Il-sung rồi ông Kim Jong-il (ông nội và cha của ông Kim Jong-un) và nay là ông Kim Jong-un không chịu thực hiện những thay đổi như thế vẫn là bài toán chưa có lời giải. Cho tới năm 2016, trong bài phát biểu trước đại hội Đảng Lao động, ông Kim Jong-un vẫn ca ngợi chính sách "tiên quân" (ưu tiên quân đội) của nước này.
Phải đến gần đây, Triều Tiên mới tỏ ra có bước chuyển. Ông Kim Jong-un hứa hẹn với Hàn Quốc về việc mở cửa để đón nhận đầu tư, đồng thời nói tới việc chuyển từ phát triển kho vũ khí hạt nhân sang tập trung "xây dựng mô hình kinh tế - xã hội chủ nghĩa" tương tự Trung Quốc.
Không thể biết chắc những tuyên bố này thể hiện mong muốn thay đổi thật sự hay chỉ là chiến thuật đối phó trừng phạt của Triều Tiên. Chỉ biết rằng ông Kim và gia tộc mình từ lâu xem việc mở cửa đất nước tách biệt với thế giới này là mối đe dọa nghiêm trọng cho chính quyền Bình Nhưỡng.
Lập luận đó lý giải vì sao chính phủ Triều Tiên duy trì nền kinh tế bằng cách xuất khẩu than, dệt may... chứ không cải cách thực sự. Có thể cũng vì mối đe dọa kể trên mà ông Kim Jong-un vừa đề nghị gặp đã dọa hủy hội đàm thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Các tòa nhà mới mọc lên trên đường Ryomyong ở thủ đô Bình Nhưỡng - Triều Tiên Ảnh: AP
Dân số Hàn Quốc gấp đôi Triều Tiên. Cách biệt GDP đầu người giữa họ có lẽ là lớn nhất giữa 2 quốc gia láng giềng bất kỳ trên thế giới - Hàn Quốc gấp Triều Tiên 22 lần, theo Ngân hàng Hàn Quốc. Thành công vượt trội của Hàn Quốc có khả năng làm Triều Tiên nói chung và chính quyền Bình Nhưỡng nói riêng bất ổn. Mở cửa biên giới có thể châm ngòi làn sóng di dân khổng lồ và sự thực dân hóa về kinh tế.
Thực ra, đã có nhiều thay đổi ở Triều Tiên kể từ năm 1989. Một nền kinh tế thị trường đã đâm chồi từ đáy kinh tế Triều Tiên và phát triển dần dần. Nhiều khu vực trong kinh tế Triều Tiên, bao gồm dệt may, nằm trong chuỗi cung ứng công nghiệp của Trung Quốc. Gần đây hơn, ông Kim Jong-un bắt đầu thả lỏng thành phần kinh tế tư nhân. Tuy khó có dữ liệu đáng tin cậy về kinh tế Triều Tiên song du khách tới thăm nước này gần đây kể rằng họ ít thấy các biểu hiện khó khăn. Ở Bình Nhưỡng thậm chí đang có bùng nổ xây dựng và mới hình thành tầng lớp trung lưu.
Dù vậy, những thách thức đặt ra cho Bình Nhưỡng nếu họ tiến hành cuộc cải cách toàn hệ thống và mở cửa kinh tế theo kiểu Trung Quốc vẫn còn hiện hữu trong các quyết định của ông Kim Jong-un. Bằng việc đề xuất đàm phán, ông Kim có thể chỉ muốn tháo ngòi căng thẳng quân sự với Mỹ và tìm cách ngăn chặn tình cảnh túng quẫn tài chính - gần như không thể tránh được bởi các biện pháp trừng phạt đang làm hao hụt dự trữ ngoại tệ của Triều Tiên dẫn đến thâm hụt không ngừng tăng.
Trung Quốc chiếm đến 83% giá trị xuất khẩu của Triều Tiên vào năm 2016 và việc nước này quyết định tham gia một loạt biện pháp trừng phạt láng giềng của Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái có vẻ như mang tính quyết định. Tới tháng 11-2017, số liệu hải quan cho thấy nước này không còn xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ sang Triều Tiên, cũng như cắt giảm mạnh lượng xuất khẩu bắp và gạo.
Cũng có khả năng ông Kim Jong-un xem các cuộc gặp thượng đỉnh và đàm phán hạt nhân là cơ hội để thực hiện điều mà ông và các vị tiền nhiệm chưa bao giờ dám làm trước đó: Thúc đẩy đất nước bị cô lập đi theo con đường cải cách kinh tế rộng lớn hơn, để từ đó biến Triều Tiên thành quốc gia bình thường hơn. Nhưng làm thế, về mặt chính trị, là việc vô cùng khó khăn!
Không tham dự hội nghị thượng đỉnh, Trung Quốc và Nga vẫn muốn cùng giải quyết vấn đề Triều Tiên Bắc Kinh xác nhận Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã đồng ý tăng cường phối hợp ... |
Hàn Quốc, Triều Tiên đối mặt với những vấn đề hóc búa khi đàm phán quân sự Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ phải đối mặt với một loạt các vấn đề phức tạp, trong đó có phân chia ranh giới hàng ... |
HẢI NGỌC (lược dịch theo hãng tin Bloomberg)