“Đánh tôi xong, bà N yêu cầu nếu quỳ xin lỗi thì tha, nếu không đập cho chết. Tôi quỳ xuống trước mặt phụ huynh và cháu bé, nói cô xin lỗi cháu” – chuyện cô H kể giống như lối hành xử trong phim kiểu “xã hội đen” vậy?
Ảnh minh họa. |
Ai cũng thốt lên câu hỏi đó khi biết chuyện cô giáo thực tập P.T.H bị một phụ huynh đánh khi đang thực tập tại Trường mầm non Việt – Lào (TP.Vinh, Nghệ An).
Nguyên do là nghi ngờ cô H đánh con mình thâm chân nên vị phụ huynh trên đã "xử" cô giáo tại trường. “Chị ấy xông vào lôi tóc em, kéo từ ngoài cửa sổ, đấm đá vào bụng và lưng\'\' - cô H nhớ lại.
Tại thời điểm trên cô H đang mang thai 13 tuần, cô khẳng định không có chuyện đánh học sinh.
Sự việc phụ huynh bắt cô giáo quỳ gối ở Long An chưa lắng xuống, nay lại xảy ra chuyện ở Nghệ An đã gióng lên một loại hình “bạo lực học đường” mới - đó là phụ huynh đánh giáo viên.
Rõ ràng hành động của bà N là kiểu hành xử côn đồ, bạo lực, một hành động đáng lên án.
Qua các sự việc trên mới thấy, vai trò của người giáo viên trong thời gian gần đây đã bị không ít phụ huynh xem nhẹ, từ đó đã có hành vi không chuẩn mực, gây nên “bạo lực học đường”.
Điều này cũng dễ hiểu bởi điều kiện sống ngày càng được nâng cao, con cái ít nên ai cũng muốn con mình được sống và học tập trong điều kiện tốt nhất. Vì vậy khi nghe, thấy các thông tin hay hành động bất thường về con mình là các phụ huynh liền phản ứng. Và không phải phản ứng nào cũng đúng.
Một giáo viên lâu năm tâm sự, rằng nghề giáo hiện nay khổ lắm, làm gì cũng phải “nhìn trước, ngó sau” xem hành động của mình có bị phụ huynh phản ứng không. Từ đó tạo nên sự sợ hãi, căng thẳng, do đó đã lấn át sự sáng tạo và nghiêm khắc của giáo viên đối với học sinh. Truyền thống “tôn sư trọng đạo” đang bị xem nhẹ trong thời đại ngày nay.
Khi sự côn đồ, sự hận thù của phụ huynh đổ lên đầu giáo viên thì ai sẽ là người chịu thiệt thòi nhất? Chắc chắn là các em học sinh.
Không biết khi hành động như vậy, các phụ huynh trên có nghĩ cho con mình hay không hay chỉ đơn giản là “trả thù” cho hả giận.
Rồi hành động đó sẽ bị pháp luật trừng trị. Khi nghe thông tin về những chuyện như vậy, tôi thương nhất là những đứa trẻ - đó là những đứa trẻ đáng thương.
Nhưng hành động nào cũng phải có cái giá của nó, phải nghiêm trị những hành vi “bạo lực học đường” như đã xảy ra ở Long An và Nghệ An, đây chính là những bài học để các bậc phụ huynh soi lại mình.
Tuy nhiên, để giải quyết được gốc rễ vấn đề thì cần phải xây dựng, phát triển một nền giáo dục có tôn ti, trật tự, vai trò người giáo viên được tôn trọng.
Và chúng ta, những bậc phụ huynh trước hết phải như một người giáo viên mẫu mực trong hành động và lời nói. Trẻ nhỏ không thể nên người từ sự hận thù!
Vụ cô giáo mang bầu bị phụ huynh đánh, ép quỳ: Không khởi tố sẽ khó răn đe Việc phụ huynh ở Nghệ An xông vào trường học, đánh đập giáo viên thực tập, ép phải quỳ xin lỗi đã gây phẫn nộ ... |
Nữ sinh thực tập: \'Phụ huynh ép tôi quỳ xin lỗi, nếu không sẽ đánh tiếp\' Bị phụ huynh tấn công, nữ sinh viên mang bầu liên tục van xin nhưng không được nên buộc phải quỳ ngay trước mặt trẻ. |
Vụ giáo sinh bị đánh nhập viện: Bắt quỳ xin lỗi học trò mới tha Nữ giáo viên thực tập chia sẻ bị phụ huynh hành hung rồi bắt quỳ xin lỗi. Nạn nhân sau đó được đồng nghiệp đưa ... |