Trong chiều 5/1, tổ chuyên gia Nhật Bản gồm 8 người đã trực tiếp đến hiện trường nơi bé Hạo Nam gặp nạn, tìm hiểu kỹ càng, tính toán chọn giải pháp tốt nhất để triển khai cứu hộ.
- Phó Chủ tịch Đồng Tháp: Hy vọng hôm nay đưa được trụ bê tông lên mặt đất
- Chưa đưa được thi thể bé trai lọt xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp lên mặt đất
- Công binh chi viện cho Đồng Tháp giải cứu bé trai bị lọt vào trụ bê tông
Chiều 5/1, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Các lực lượng vẫn đang có mặt tại hiện trường nhưng đến thời điểm này, việc cứu hộ bé Hạo Nam chưa thể hoàn tất vì liên quan đến khó khăn kỹ thuật; các phương án đưa ra đều gặp trở ngại”.
Ông Bửu nói thêm, các đội cứu hộ nhiều lần khoan guồng xoắn kết hợp bơm thuỷ lực nhưng do tầng đất sâu, đặc dính nên không đạt kết quả, giờ phải thay đổi phương án.
Hiện trường giải cứu bé trai rơi xuống trụ bê tông tại công trường cầu Rọc Sen |
Chiều nay (5/1), đoàn chuyên gia Nhật Bản đã đưa ra phương án rất khả thi nhưng thiết bị, phương tiện chưa tập hợp đủ. Các chuyên gia vẫn đang thảo luận, chọn phương án tối ưu, phù hợp năng lực, điều kiện của đội thi công.
Tỉnh Đồng Tháp đang huy động thêm nhiều phương tiện, thiết bị, trong đó có một cẩu có tải trọng 120 tấn, từ nơi khác đến hiện trường vì cần phải dự phòng cho nhiều phương án khác nhau.
Chia sẻ khó khăn với lực lượng cứu hộ, một giám đốc một doanh nghiệp sản xuất bê tông nói việc kéo trụ bê tông lên khó gấp nhiều lần so với khi đóng xuống. Ví dụ khi đóng, nhà thầu chỉ cần lực 50 tấn, khi nhổ lên cần lực tác động gấp 4-5 lần. Chưa kể cọc bê tông đã đóng ít khi phải kéo lên nên chưa có đơn vị nào kể cả trên thế giới sản xuất thiết bị chuyên dụng rút cọc lên. Trường hợp phải rút lên, nhà thầu cần kéo thẳng tâm để cọc không gãy, đứt mối hàn.