Nhiều bộ cùng quản lý nhưng khi có sự cố liên quan tới thực phẩm lại “không biết ai trả lời”, sai phạm về thực phẩm bẩn chế tài xử lý không nghiêm nhưng “thấy mà không xử lý” là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới người dân mà các đại biểu quốc hội chỉ ra khi đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017.
Phát biểu trong cuộc họp ở tổ đại biểu Quốc hội TP HCM ngày 22.5, đại biểu Phạm Khánh Phương Lan thẳng thắn chỉ ra các vấn đề liên quan tới an toàn thực phẩm. Đề cập tới câu chuyện cafe pin gây xôn xao dư luận thời gian qua, bà Lan cho rằng bên cạnh việc một số phóng viên có phần nóng vội khi đưa tin khi vụ việc chưa điều tra xong, “nhìn vào thấy vô lý, sa đà vào ý đồ phá hoại của các thế lực” khiến nông dân trả giá nhiều còn có lỗi lớn từ các bộ ngành bởi “không ai đứng ra ở góc độ quốc gia để trả lời và định hướng dư luận”.
Bà Lan cho rằng cần thấy trách nhiệm của các bộ quản lý bởi liên quan tới vụ việc này dễ thấy 3 bộ chịu trách nhiệm gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Công an nhưng khi xảy ra vụ việc “không biết ai trả lời”. Bà Lan cho rằng những vụ việc tương tự sẽ còn xảy ra và người nông dân đang đói thông tin mà không ai hướng dẫn. Các doanh nghiệp, hộ gia đình làm nghiêm túc phải cạnh tran với những nơi làm bậy và khi có thông tin xấu con sâu làm rầu nồi canh thì nông sản Việt thua ngay trên sân nhà.
Liên quan tới vấn đề quản lý an toàn thực phẩm, đại biểu này cho rằng ai cũng nhận thấy pháp luật xử lý không nghiêm nhưng “thấy mà không xử lý” trong khi ở các nước khác chỉ cần manh nha vi phạm ATTP là bị phạt ngay, cấm kinh doanh sản xuất cả đời, còn ở Việt Nam phải chứng minh thiệt hại bao nhiêu thì chừng nào mới có kết quả?
Trong thời gian qua mới chỉ có 1 vụ thực phẩm bẩn được chuyển qua hình sự trong khi theo bà Lan không xử hình sự sao họ sợ và thực tế, xử phạt hành chính cũng khó.
Bà Lan đưa ra ví dụ về vụ hơn 4.000 con heo tiêm thuốc an thần nếu căn cứ theo nghị định 90, hành vi này heo không bắt buộc bị tiêu huỷ mà chỉ bị phạt hành chính nếu lượng thuốc không vượt ngưỡng của bộ Y tế, trong khi chưa có quy định về ngưỡng của loại thuốc này nên nếu căn theo luật thì không tiêu huỷ được và mức phạt 30 triệu đồng không có ý nghĩa gì đối với lô heo trị giá cả tỉ đồng. Trong vụ này, TP HCM đã cho tiêu huỷ nhưng đó là vì vụ quy mô lớn gây chú ý dư luận còn các vụ nhỏ ở các tỉnh thì căn cứ theo luật sẽ khó xử lý.
Do đó, đại biểu này nhận định nếu cứ xử phạt kiểu “ve vuốt như này” thì không thể giải quyết được thực phẩm bẩn và đề nghị cần xem lại để sửa đổi, đồng thời bà đề nghị các bộ mạnh dạn, kiên quyết xử lý và nếu cần thì phải sửa luật.
Người Việt nhẫn tâm đầu độc đồng bào bằng… đồ ăn, thức uống “Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn đến thế”. |
“Cà phê pin” và sự mất bình tĩnh của cộng đồng Những thông tin về cà phê nhuộm lõi pin ở Đắk Nông gây sốc cho cộng đồng. Ai cũng lên tiếng cho rằng thời buổi ... |
Khác gì đầu độc tập thể Cứ tưởng thực phẩm tươi sống mới có nguy cơ nhiễm chất cấm. Giờ đến thức uống tinh tế mà người ta cũng “tẩm độc” ... |
Cơ sở dùng oxy già tẩy trắng lòng heo bị phạt gần 85 triệu Cơ sở chế biến thực phẩm của ông Quảng không chỉ có hành vi tẩy trắng hơn 2 tấn lòng heo mà còn có nhiều ... |