Các các cán bộ liên quan đến sai phạm đất rừng Sóc Sơn đang được hướng dẫn làm bản kiểm điểm, sai đến đâu xử lý đến đó.

Ngày 11/4/2019, chia sẻ với Đất Việt, ông Đào Văn Sửu - nguyên Đội trưởng Đội Thanh tra Xây dựng huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho biết, đang được cơ quan hướng dẫn làm bản kiểm điểm trách nhiệm cá nhân sau khi có kết luận của Thanh tra TP. Hà Nội ban hành vào giữa tháng 3/2019.

Theo ông Sửu, mặc dù thời điểm hiện tại bản thân đã chuyển công tác sang vị trí khác nhưng kết luận thanh tra của Thanh tra TP. Hà Nội có đề cập đến giai đoạn ông còn đương chức Đội trưởng Đội Thanh tra Xây dựng huyện Sóc Sơn nên bản thân cũng liên quan, có trách nhiệm để xảy ra tình trạng vi phạm đất rừng trên địa bàn trong suốt thời gian dài mà không bị xử lý.

"Cá nhân tôi sẽ kiểm điểm và nhận trách nhiệm nghiêm túc khi để xảy ra sai phạm trên địa bàn trong quãng thời gian mình làm quản lý" - ông Sửu nói.

xu sai pham dat rung soc son nguoi trong cuoc noi gi

Một trong những công trình sai phạm đất rừng Sóc Sơn.

Trong khi đó, ông Nguyễn Trường Giang - Trưởng phòng TN&MT huyện Sóc Sơn cho biết, sai phạm đất rừng Sóc Sơn xảy ra trong thời gian dài, trải qua nhiều thời kỳ.

Bản thân ông Giang giữ chức Trưởng phòng TN&MT huyện Sóc Sơn từ năm 2014 nên vị này sẽ làm bản kiểm điểm từ giai đoạn đó đến nay. Còn các cá nhân giữ vị trí này trong giai đoạn khác cũng phải chịu trách nhiệm.

Được biết, theo kết luận của Thanh tra TP. Hà Nội những người phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghiêm các kết luận của Thanh tra Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và UBND Thành phố năm 2006, gồm: Trưởng phòng TN&MT huyện Sóc Sơn, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất và nhà Sóc Sơn, Đội trưởng Đội thanh tra xây dựng Sóc Sơn (nay là Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện), Giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng huyện, Giám đốc BQL rừng phòng hộ - đặc dụng Sóc Sơn, Văn phòng đăng ký đất và nhà Hà Nội (chi nhánh huyện Sóc Sơn), Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, Sở TN&MT Hà Nội giai đoạn 2006 - 2018.

Cụ thể, 659 công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất lâm nghiệp nêu từ 2008 không được xử lý mà tiếp tục để phát sinh các vi phạm mới.

Đến năm 2017, huyện mới xác định 555 công trình vi phạm, nay vẫn còn 485/555 công trình chưa xử lý. Tuy nhiên, kết quả thanh tra cho thấy việc xác định công trình vi phạm của UBND huyện Sóc Sơn năm 2017 không chính xác, thực tế số lượng công trình vi phạm lớn hơn rất nhiều.

"Chỉ riêng hai xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong quy hoạch rừng đã có 797 công trình vi phạm", kết luận nêu.

Trước ý kiến dư luận cho rằng, việc cán bộ trực tiếp quản lý đất rừng Sóc Sơn để xảy ra nhiều công trình vi phạm đất rừng trong suốt thời gian dài nhưng việc xử lý để cho các cán bộ này tự làm kiểm điểm, nhận trách nhiệm sẽ thiếu khách quan, TS Nguyễn Huy Hùng - nguyên Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia cho biết, việc làm bản kiểm điểm, tự nhận trách nhiệm là một trong những quy trình xử lý sai phạm.

Còn việc xử lý cuối cùng như thế nào thuộc về các cơ quan cấp trên. Bản kiểm điểm và nhận trách nhiệm của cá nhân vi phạm sẽ là một trong những căn cứ để cơ quan chức năng ra quyết định kỷ luật cuối cùng.

xu sai pham dat rung soc son nguoi trong cuoc noi gi Sẽ cưỡng chế công trình sai phạm ở Sóc Sơn

Ngày 10-4, tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đã yêu cầu khẩn trương xử ...

xu sai pham dat rung soc son nguoi trong cuoc noi gi Chủ tịch Hà Nội yêu cầu cưỡng chế các công trình vi phạm đất rừng Sóc Sơn

Tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội sáng nay 10-4, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung yêu cầu huyện Sóc ...

/ http://baodatviet.vn