Cuộc chiến thương mại kéo dài cả năm giữa Mỹ và Trung Quốc có lẽ chỉ là trận giao tranh ban đầu trong một cuộc xung đột kinh tế có thể kéo dài hàng thập kỷ.
Cuộc chiến thương mại kéo dài cả năm giữa Mỹ và Trung Quốc có lẽ chỉ là trận giao tranh ban đầu trong một cuộc xung đột kinh tế có thể kéo dài hàng thập kỷ khi cả hai nước đều tranh giành địa vị thống trị, tầm vóc và sự thịnh vượng toàn cầu.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với Fox News Channel, Tổng thống Donald Trump cho biết: "Nền kinh tế của chúng ta thật tuyệt vời. Tuy nhiên, Trung Quốc đang đuổi kịp Mỹ, ngày nào đó sẽ lớn hơn. Nếu Hillary Clinton làm Tổng thống, kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ khi bà ấy kết thúc nhiệm kỳ. Còn hiện tại, Trung Quốc chưa thể tiệm cận Mỹ". Donald Trump cũng cho biết ông tin Trung Quốc tham vọng thay Mỹ để trở thành siêu cường quốc hàng đầu thế giới, vì Bắc Kinh rất tham vọng và rất thông minh.
Các quan điểm của Donald Trump cho thấy, ông không vội vàng quay lại bàn đàm phán với Bắc Kinh sau khi các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt căng thẳng thương mại kết thúc hồi đầu tháng mà không đạt được thoả thuận nào. Mỹ đang ngày càng cảnh giác trước vai trò mới nổi của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu và những chiến thuật mà nước này sử dụng để đạt được thành công. Trong đó, có hành vi đột nhập hệ thống máy tính do nhà nước hậu thuẫn, việc mua lại các công ty công nghệ cao ở Mỹ và châu Âu, trợ cấp cho các ngành công nghiệp trọng yếu và phân biệt đối xử với các công ty nước ngoài.
Cơ quan điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã tăng cường giám sát các nhà nghiên cứu Trung Quốc ở Mỹ do lo ngại rằng họ có thể đang thu được các bí mật trí tuệ. Một sáng kiến của Bộ Tư pháp nhắm mục tiêu vào hoạt động gián điệp thương mại đối với công nghệ Mỹ là đầu năm nay, Mỹ đã công bố một bản cáo trạng có tác động sâu rộng về gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc, Huawei. Mỹ đã cáo buộc Giám đốc tài chính của tập đoàn này, bà Mạnh Vãn Chu đã vi phạm nguyên tắc về bí mật thương mại và không tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Thời gian qua, Mỹ đã dựng lên các rào cản để hạn chế Trung Quốc đầu tư vào các công ty Mỹ, xét duyệt lại các loại hình công nghệ có thể xuất khẩu sang Trung Quốc và hạn chế vai trò của Trung Quốc trong việc xây dựng các mạng lưới viễn thông thế hệ tiếp theo của Mỹ, đồng thời khuyến khích các nước khác không sử dụng trang thiết bị của Trung Quốc.
Mới đây nhất, Washington tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về công nghệ và cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông xuất xứ từ Trung Quốc bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ coi là rủi ro với an ninh quốc gia. Với sắc lệnh này, các thiết bị của Huawei sẽ không được sử dụng trong các mạng viễn thông của Mỹ vì lý do an ninh.
Các quan chức của Mỹ cảnh báo rằng Trung Quốc đang tìm cách thống trị cơ sở hạ tầng 5G toàn cầu mà sẽ là cơ sở cho hoạt động thông tin liên lạc di động trong tương lai, đồng thời đang cạnh tranh để thiết lập các tiêu chuẩn công nghệ khác mà sẽ xác định xem công ty toàn cầu nào sẽ giành chiến thắng. Với tham vọng thống trị các ngành công nghiệp trong tương lai, Trung Quốc hiện đang phản công.
Một chuyên mục trên tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc khẳng định: “Mỹ một lần nữa sẽ tăng thuế sau khi đánh giá sai sức mạnh, năng lực và ý chí của Trung Quốc, làm leo thang hơn nữa và chạm thương mại giữa hai nước.” Việc kiềm chế các tham vọng và phương pháp của Trung Quốc là một nhiệm vụ khó khăn. Nhiều chuyên gia lo ngại rằng nỗ lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo thêm kích động về sự phân biệt đối xử đối với Trung Quốc và người dân nước này, cuối cùng có thể gây hại cho chính nước Mỹ.
Mỹ-Trung vẫn chưa thể đi đến một thỏa thuận thương mại giúp mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp và rút lại những mức thuế mà họ đã áp đặt cho nhau.
Cả giới chức Mỹ và Trung Quốc đều cho biết hai bên sẽ tiếp tục đàm phán.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã gọi việc không đạt được thỏa thuận chỉ là một bước lùi nhỏ trong các cuộc đàm phán giữa hai nước.
Tuy nhiên, học giả David Lampton của Đại học Stanford cho rằng Mỹ-Trung sẽ còn mất rất nhiều thời gian nữa trong tương lai để đàm phán.
Thậm chí, nếu đạt được một thỏa thuận thương mại thì cũng gần như không thể giải quyết được cuộc xung đột lớn hơn.
Nhiều người ở Trung Quốc coi Mỹ là một cường quốc đang suy yếu, nhất quyết thực thi ý chí của mình đối với một thế giới không còn cúi mình trước sức mạnh bá quyền của Mỹ.
Những rắc rối trong nền dân chủ Mỹ và tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài sau năm 2008 đã thuyết phục nhiều người ở Trung Quốc tin rằng, Bắc Kinh cần vạch ra chiến lược để đòi lại vị thế lịch sử của một cường quốc khu vực, có khả năng chi phối toàn cầu.
Donnald Trump không dọa suông, hiệp 3 chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu Trung Quốc tuyên bố sẽ đánh thuế 5%-25% trên 60 tỷ USD hàng nhập từ Mỹ, chưa rõ hệ lụy ra sao nhưng rõ ràng ... |
Mổ xẻ bế tắc thương mại Mỹ-Trung: Thất vọng và sai lầm Những leo thang mới nhất chứng tỏ hai nước vẫn chưa tìm được cách thức để đàm phán hiệu quả. |