Chuyên gia lo ngại dự án du lịch tâm linh sẽ ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan quần thể di tích quốc gia đặc biệt.
Doanh nghiệp Xuân Trường đang đề xuất UBND TP Hà Nội cho xây dựng dự án khu du lịch tâm linh Hương Sơn tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, với quy mô 1.000 ha, tổng vốn dự kiến lên tới 15.000 tỷ đồng.
Phía Bắc của dự án được đề xuất giáp khu bến đò Suối Yến, phía Nam giáp khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao (nơi có chùa Tam Chúc) của tỉnh Hà Nam, phía Tây là dãy núi giáp với tỉnh Hòa Bình và phía Đông giáp sông Đáy.
Nhà đầu tư cam kết nếu được thành phố Hà Nội đồng ý cho triển khai dự án, sẽ đưa khu du lịch Hương Sơn trở thành di sản văn hoá thế giới vào năm 2030.
Vị trí khu du lịch Hương Sơn. |
Ông Trần Ngọc Nam, Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cho hay, khu vực nhà đầu tư Xuân Trường đề xuất dự án là hơn 1.000 ha, tuy nhiên có khoảng 400 ha chồng lấn với một số dự án đã được các chủ đầu tư khác đề xuất trước đó, cũng là dự án về tâm linh hoặc làm cáp treo...
UBND TP Hà Nội và Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch đã đề nghị các nhà đầu tư phối hợp với nhau theo tinh thần hợp tác và phải xây dựng quy hoạch tổng thể cả khu vực này.
Về cam kết đưa khu du lịch Hương Sơn thành di sản văn hoá thế giới, ông Nam cho rằng đó là mong muốn của nhà đầu tư Xuân Trường nhưng "hơi quá", vì việc xây dựng một công trình nhân tạo rất khó đáp ứng được các tiêu chí khắt khe của việc bình chọn di sản văn hoá thế giới.
Theo PGS Trần Lâm Biền, người có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng, việc xây dựng dự án ở sát di tích quốc gia đặc biệt Chùa Hương cần thận trọng.
Ông Biền bày tỏ lo ngại về đề xuất nạo vét các dòng chảy để tạo đường thủy khoảng 30 km, vì sẽ tác động tới cảnh quan khu vực suối Yến.
"Dòng chảy Suối Yến gần như nguyên sơ từ trăm năm nay.Về mặt tâm linh, đây được ví là dòng nước cam lồ từ Hương Tích chảy ra, việc nạo vét, khơi thông sẽ ảnh hưởng đến khoa học phong thủy", PGS Biền nói.
Đường bê tông dài khoảng 5 km nối chùa Tam Chúc với bến đò suối Yến đang được hoàn thiện. ảnh: Tất Định |
TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu cho hay, ông đã nghiên cứu đề xuất xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn và nhận thấy dự án của doanh nghiệp chưa có đánh giá tác động môi trường rừng, nguồn nước.
"Đây là khu vực hết sức nhạy cảm, đơn vị phải đánh giá tác động môi trường chi tiết, cẩn thận. Khi nạo vét, khai thông dòng chảy thì hệ sinh thái như rong rêu, các sinh vật và nguồn nước suối sẽ thay đổi", ông Tứ nói.
Dự án khu du lịch tâm linh Hương Sơn gồm nhiều hạng mục như: nạo vét các dòng chảy để tạo đường thủy khoảng 30 km (giống như Tràng An, Ninh Bình), khôi phục, tôn tạo đền chùa miếu mạo trong khu vực, xây dựng một tháp mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế cao 100 m để thờ Xá Phật Lợi (tâm điểm là tháp đá đỏ granit), xây dựng hệ thống dịch vụ, khách sạn, nhà hàng. Chủ đầu tư cho hay, việc xây dựng dự án sẽ hình thành tuyến đường di sản tâm linh nối thủ đô Hà Nội với cố đô Hoa Lư, Ninh Nình với tổng chiều dài 90 km khi đi qua ngôi chùa. |
Siêu dự án tâm linh ở Chùa Hương: Chỉ là gợi ý Theo đại gia Nguyễn Văn Trường, phương án mà Xuân Trường đưa ra chỉ là gợi ý để nếu có triển khai cũng nên làm ... |
Đại gia Xuân Trường lên tiếng về \'siêu dự án\' 15.000 tỷ ở chùa Hương Ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc DN xây dựng Xuân Trường cho biết, chỉ gợi ý phương án cho một địa danh có giá trị ... |