Ngoài vũ khí chiến đấu, những chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ còn có những bảo bối bất khả li thân để có thể sinh tồn trong mọi hoàn cảnh.
1. Mũ cối. Mũ cối là một hình ảnh mang tính biểu tượng của bộ đội Cụ Hồ. Không chỉ dùng để che nắng mưa, chống mảnh bom đạn, những chiếc mũ cối còn có thể dùng làm gáo nước, chậu thau rửa mặt. Trong ảnh là một chiến sĩ tự vệ với súng trường K44. Ảnh: Badi.
2. Dép lốp. Không ít đôi dép lốp đã hành quân cùng người chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ xẻ dọc dãy Trường Sơn vào Nam đánh Mỹ.
3. Diêm Thống Nhất. Dụng cụ tạo lửa là vật dụng không thể thiếu trong các cuộc hành quân. Trong hoàn cảnh bật lửa đốt bằng xăng là "của hiếm", những bao diêm Thống Nhất trở thành bạn đồng hành của nhiều chiến sĩ trên chặng đường cứu nước. Ảnh: Diêm Thống Nhất.
4. Tông. Bình tông hay bi đông là dụng cụ dùng để ăn uống của chiến sĩ ngoài mặt trận. Một bộ bình tông thường gồm một bình đựng nước và một bát đựng thức ăn, được làm bằng nhôm rất bền. Ảnh: Nhatrangclub.
5. Cao sao vàng. Cao sao vàng là một sản phẩm "huyền thoại" của hệ thống y tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là loại cao bôi được chứa trong hộp nhỏ dễ mang trong người, có tác dụng làm nóng, trị nhức đầu, sổ mũi, cảm cúm, chóng mặt... rất hữu dụng trong việc bảo vệ sức khỏe của người lính. Ảnh: Wikipedia.
6. Ba lô con cóc. Ba lô con cóc là chiếc "túi thần kỳ" của người lính bộ đội Cụ Hồ, khi được dùng để chứa hầu hết vật dụng cá nhân trong quá trình hành quân. Ảnh: Fanfan.
7. Võng dù. Những chiếc 7. Võng dù. có thể gấp gọn trong ba lô sẽ phát huy sự hữu dụng tuyệt vời khi người chiến sĩ cần một nơi ngả lưng trong rừng rậm.
8. Dao găm tự vệ: Vừa dùng để mở đường trong điều kiện địa hình rừng rúi, vừa có thể dùng làm công cụ cắt gọt. Ảnh: ANTD.
9. La bàn. Những chuyến hành quân dài ngày của người chiến sĩ qua những miền rừng núi hoang vu sẽ khó có thể thực hiện được nếu không có những chiếc la bàn. Ảnh: Hanhvn.
10. Giấy bút. Không chỉ dùng để ghi chép lại các thông tin trên chiến trường, giấy bút còn là phương tiện kết nối chiến sĩ với những người ruột thịt, thân yêu qua những bức thư gửi về hậu phương. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.
Hà Nội 12 ngày đêm và những hình ảnh không bao giờ quên Trong suốt 12 ngày đêm 18-30.12.1972, quân và dân miền Bắc đã anh dũng chống lại cuộc tập kích chiến lược khổng lồ bằng đường ... |
45 năm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”: Nỗi đau Khâm Thiên Nhân kỷ niệm 45 năm Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, mỗi năm, vào ngày 26.12, cả phố Khâm Thiên làm ngày giỗ ... |