Những nhân vật có mặt trong danh sách này đều xứng danh với hai chữ "trung lương", nhưng mức độ trung thành của họ lại có sự khác biệt không nhỏ.
Gia Cát Lượng: Đứng cuối bảng trong danh sách danh tướng trung thành
Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất của Trung Hoa dưới thời Tam Quốc.
Ông nổi tiếng là trọng thần cốt cán của nhà Thục Hán, hết lòng phụng sự cho tập đoàn chính trị của họ Lưu. Nhưng xét về độ trung thành, vị Ngọa Long tiên sinh này mới chỉ đứng cuối bảng trong danh sách này.
Kỳ thực đây không phải một điều đáng ngạc nhiên. Bởi nhiều sử gia đánh giá rằng, sự trung thành của Gia Cát Lượng với nhà Thục Hán chỉ được xây dựng trên cơ sở quyền lực mà Lưu Bị có thể trao cho ông.
Lòng trung thành của Gia Cát Lượng có một phần không nhỏ xuất phát từ nền tảng quyền lực. (Tranh minh họa).
Năm xưa, Lưu Bị phải đích thân đến lều cỏ mời Gia Cát Lượng giúp đỡ ba lần mới thành công. Điều này cho thấy, Khổng Minh ngay từ đầu vốn không có ý xuống núi, nhưng sau này một phần vì cảm động bởi lòng thành của Lưu Bị, mà quan trọng hơn là bởi Lưu Bị còn đồng ý trao quyền quân sự cho ông.
Do đó, có thể nói, yếu tố khiến Gia Cát Lượng trung thành không phải là Lưu Bị mà là cơ ngơi nhà Thục Hán do Lưu Bị tạo nên.
Tuân Úc - một lòng hướng về giang sơn nhà Hán
Tuân Úc là bậc mưu sĩ có tài thời Đông Hán, từng giúp Tào Tháo gây dựng sự nghiệp.
Ông là một trọng thần rất có tiếng tăm vượt bậc trong số các mưu sĩ của Tào, được quân chủ ví như "Ngộ chi Tử Phòng" (có ý so sánh ông với Trương Lương, một trong Tam kiệt trứ danh thời đầu nhà Hán).
Hình tương của trung thần nhà Hán Tuân Úc được tái hiện trên phim ảnh. (Ảnh: Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010).
Tuân Úc vốn là mưu sĩ dưới trướng Tào, nhưng lòng trung của ông cũng không phải dành toàn bộ cho Tào Tháo mà một mực hướng về Đại Hán.
Ban đầu, Tào Tháo quả thật có lòng trung thành với nhà Hán nên hai người mới cùng chung chí hướng. Nào ngờ sau này Tào nổi lòng bất trung, còn danh sĩ họ Tuân vẫn một mực hướng về Đại Hán.
Bởi vậy, Tào Tháo đã tìm cách đưa ông khỏi trung tâm quyền lực trong tập đoàn chính trị của mình và ban chết.
Cao Thuận - võ tướng trung thành sẵn sàng chết vì tri kỷ
Cao Thuận vốn là một võ tướng phục vụ dưới trướng Lữ Bố. Vị này được biết đến là bộ tướng mạnh nhất trong hàng ngũ quân lực của Lữ Bố.
Theo đánh giá của các sử gia, Cao Thuận là kiểu người hoàn toàn có thể thực sự thực hiện được câu nói kẻ sĩ, đó là chết vì người tri kỷ.
Cao Thuận vừa là bậc bề tôi trung thành, vừa là tri kỷ hiếm hoi của Lữ Bố. (Tranh minh họa).
Từ lúc Lã Bố đầu quân cho Đinh Nguyên, Đổng Trác cho đến khi trở thành chư hầu, lãnh chúa, Cao Thuận vẫn luôn một mực ủng hộ.
Vị tướng họ Cao luyện binh tốt nhưng lại không biết cách tạo mối quan hệ với các tướng lĩnh khác, nên Lữ Bố chỉ cho ông luyện binh, không cho ông binh quyền, nhưng Cao Thuận chưa bao giờ có một lời oán thán.
Sau khi tiêu diệt Lữ Bố, Tào Tháo rất muốn chiêu hàng Cao Thuận nhưng bị ông thẳng thừng từ chối. Vị tướng ấy cả đời chỉ muốn đi theo Lữ Bố, quả xứng danh là bậc trung nghĩa chân chính.
Lữ Bố: Trung thành với bản thân là kiểu trung thành thực tế nhất!
Lữ Bố, tự Phụng Tiên, vốn là tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông từng tham gia cuộc chiến quân phiệt cuối thời Đông Hán nhưng cuối cùng bị thất bại.
Việc Lữ Bố đứng thứ hai trong danh sách những nhân vật trong danh sách trung thành nhất thời Tam Quốc sẽ khiến nhiều người không khỏi tranh cãi, bởi ông vốn bị gắn mác là kẻ bất trung.
Trung thành tuyệt đối với quyền lợi của bản thân là tín ngưỡng mà Lữ Bố chọn lựa. (Tranh minh họa).
Kỳ thực, ban đầu Lữ Bố là vì ham muốn tiền bạc châu báu cùng ngựa Xích Thố nên mới theo hàng Đổng Trác.
Sau đó, ông lại vì nàng Điêu Thuyền mà thẳng tay hạ sát cha nuôi Đổng Trác rồi lên làm lãnh chúa.
Dù vậy, không thể phủ nhận được sự thật rằng Lữ Bố luôn trung thành với bản thân và lợi ích của chính mình.
Vì tư lợi, Lã Bố sẵn sàng làm mọi chuyện. Cho nên có nhiều người đã thẳng thắn thừa nhận sự trung thành của ông, thậm chí còn đánh giá ông là trung thành một cách thông minh và thực tế.
Danh thần trung thành bậc nhất Tam Quốc - Lưu An: Giết vợ để lấy thịt dâng quân chủ
Lưu An xuất thân là cháu nội của Hán Cao Tổ Lưu Bang, vốn là vương chư hầu thứ tư của nước Hoài Nam dưới thời nhà Hán.
Nếu không tìm hiểu kỹ về lịch sử Tam Quốc, sẽ có nhiều người chẳng mấy ấn tượng với nhân vật này. Thế nhưng Lưu An lại là bậc danh thần trung thành nhất vào thời đại ấy.
Đệ nhất trung thần Tam Quốc Lưu An sẵn sàng hy sinh người thân để hiến thịt cho quân chủ. (Tranh minh họa).
Sinh thời, Lưu An đầu quân cho phe cánh của Lưu Bị. Giai thoại chứng minh lòng trung của ông đối với bậc quân chủ thậm chí có phần đẫm máu.
Lịch sử Trung Hoa từng ghi nhận những bậc bề tôi vì chủ nhân mà bỏ vợ bỏ con, thậm chí hạ sát thân nhân của chính mình. Nhưng người dám giết vợ, lấy thịt dâng cho quân chủ ăn thì chỉ có duy nhất Lưu An.
Dưới con mắt của hậu thế, hành động của ông bị cho là tàn nhẫn, mất nhân tính. Thế nhưng điều ấy cũng đủ để chứng minh sự trung thành tuyệt đối mà ông dành cho Lưu Bị.
Chính hành động này đã giúp ông trở thành người đứng đầu trong danh sách những nhân vật trung thành nhất thời Tam Quốc, thậm chí còn vượt mặt người "đồng nghiệp" Gia Cát Lượng của mình.
Áp KPI cho Bộ trưởng, lãnh đạo tỉnh: Tiêu chí trung thành với Tổ quốc, nhân dân được lượng hoá thế nào? ĐBQH Lê Thanh Vân cho rằng, khi áp dụng KPI cho Bộ trưởng, lãnh đạo tỉnh, chúng ta hoàn toàn có thể lượng hoá được ... |
Những chú chó trung thành và dễ thương trên màn ảnh Rex, Hachiko, Bolt hay Scobby-Doo là những chú chó tiêu biểu trên phim khi để lại nhiều ấn tượng cho khán giả bởi đức tính ... |