6 tháng đầu năm 2022 cho thấy hiệu suất kém nhất của thị trường kể từ năm 2011, VN-INDEX giảm sâu nhất so với các chỉ số thị trường chứng khoán lớn khu vực Đông Nam Á

6 tháng cuối năm thị trường chứng khoán sẽ biến động ra sao?
Sau khi đạt mức cao lịch sử tại 1.528,6 điểm vào ngày 6/1/2022, chỉ số VN-INDEX đã giảm mạnh trong những tháng tiếp theo

VN-INDEX giảm sâu nhất trong khu vực

Sau khi đạt mức cao lịch sử tại 1.528,6 điểm vào ngày 6/1/2022, chỉ số VN-INDEX đã giảm mạnh trong những tháng tiếp theo. Tâm lý tiêu cực lan rộng khiến chỉ số VN-INDEX giảm còn 1.188,9 điểm (giảm 20,7% so với đầu năm) vào ngày 23/6/2022.

Việc bán tháo của thị trường có thể là do:

Thứ nhất, FED đẩy mạnh thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát.

Thứ hai, lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại do lạm phát cao, gián đoạn chuỗi cung ứng và tình trạng tài chính toàn cầu thắt chặt.

Thứ ba, tâm lý thị trường tiêu cực do các vụ bắt giữ một số chủ tịch công ty lớn liên quan đến thao túng cổ phiếu và gian lận phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Tính từ đầu năm 2022, chỉ số HNX-INDEX đã giảm 41,5% so với đầu năm và UPCOM-INDEX cũng giảm 23,1% so với đầu năm.

ck-viet-nam1.jpg
Biến động của chỉ số VN-Index với những sự kiện biến động chính

So với các thị trường chứng khoán Đông Nam Á khác, mức giảm 20,7% của VN-INDEX đã lớn hơn tất cả các thị trường trong khu vực, bao gồm Indonesia (chỉ sốJCI Index tăng 6,3% so với đầu năm), Singapore (STI Index giảm 1,0% so với đầu năm), Thái Lan (SET Index giảm 6,0% so với đầu năm), Malaysia (FBMKLCL Index giảm 8,7% so với đầu năm) và Philippines (PCOMP Index giảm 14,8% so với đầu năm).

ck-viet-nam2.jpg

Cùng với diễn biến xấu của VN-INDEX, thanh khoản thị trường sụt giảm kể từ tháng 12/2021, tuy nhiên giá trị giao dịch bình quân nửa đầu năm 2022 vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

Tổng thanh khoản trên 3 sàn chính tăng 13,4% so với cùng kỳ lên 25.844 tỷ đồng/phiên trong 6 tháng đầu năm 2022, trong đó giá trị giao dịch hàng ngày trên VN-INDEX và UPCOM-INDEX cũng tăng lên lần lượt là 21.701 tỷ đồng/phiên (+15,4% so với cùng kỳ ) và 1,520 tỷ/phiên (+25,4% so với cùng kỳ).

Trong khi đó, giá trị giao dịch hàng ngày trên HNX-INDEX giảm xuống còn 2.623 tỷ đồng/phiên (-5,3% so với cùng kỳ).

ck-viet-nam3.jpg

Trong 5 tháng đầu năm 2022, các nhà đầu tư trong nước đã mở tổng cộng 1,38 triệu tài khoản, gần bằng tổng số tài khoản được mở trong cả năm 2021 (1,53 triệu), nâng tỷ lệ sử dụng tài khoản chứng khoán của Việt Nam lên khoảng 5,7%.

Biến động dòng tiền

Nhóm vốn hóa trung bình và nhỏ đã từng là động lực chính giúp VN-INDEX có kết quả ấn tượng trong 6 tháng cuối năm 2021, tuy nhiên xu hướng đó đã thay đổi. VNSML trở thành chỉ số có diễn biến xấu nhất trong 6 tháng đầu năm 2022 với mức giảm 35,4% so với đầu năm, theo sau là VNMID (-30,3% so với đầu năm).

Hiện tại, tỷ trọng nhóm vốn hóa trung bình chiếm khoảng 41,6% giá trị giao dịch hàng ngày, tiếp theo là VN30 (38,3%) và nhóm vốn hóa nhỏ (14,2%).

Nửa đầu năm nay, hầu hết các ngành (trừ ngành Thép và Ngân hàng) đều có thanh khoản tăng đột biến. Trong số đó, ngành Hóa chất (+134% so với cùng kỳ) có dòng tiền đổ vào nhiều nhất do giá phốt pho và phân bón tăng cao, xuất phát từ tình hình địa chính trị ở Ukraine.

Các ngành khác thu hút dòng tiền bao gồm Xây dựng (+99% so với cùng kỳ), Bán lẻ (+89% so với cùng kỳ), Điện (+74% so với cùng kỳ), Khí đốt (+59% so với cùng kỳ), Vận tải (+56% so với cùng kỳ), công nghệ thông tin (+29% so với cùng kỳ), Vật liệu xây dựng (+29% so với cùng kỳ), Bất động sản (+28% so với cùng kỳ), Dầu mỏ (+23% so với cùng kỳ), Thực phẩm & Đồ uống (+21%) và Chứng khoán (+9% so với cùng kỳ).

Ở chiều ngược lại, dòng tiền rời khỏi ngành ngân hàng và ngành thép với thanh khoản giảm lần lượt 37% so với cùng kỳ và 18% so với cùng kỳ.

Đâu là ngành tăng trưởng tốt?

ck-viet-nam4.jpg

Theo VNDirect, trong 6 tháng đầu năm 2022, ngành cung cấp nước và khí đốt là ngành có diễn biến tốt nhất. Cụ thể, cung cấp nước và khí đốt (+15,7% so với đầu năm), Bán lẻ (+3,2% so với đầu năm), CNTT (+2,7% so với đầu năm), Đồ uống (+1,6% so với đầu năm) là 4 ngành duy nhất ghi nhận diễn biến tích cực trong 6 tháng đầu năm.

Đáng chú ý, nhóm Chứng khoán là cổ phiếu ngành có diễn biến kém nhất trong nửa đầu năm 2022, ghi nhận mức sụt giảm 48,9% so với đầu năm, là kết quả của thanh khoản suy yếu so với tháng trước. Từ đầu năm đến nay, tất cả các ngành khác đều giảm. Đặc biệt, một số ngành có hiệu suất kém hơn so với VN-INDEX như Viễn thông (-22,7%), Bất động sản (-28%), Xây dựng (-36,7%), Ô tô (- 36,8%) và Thép (-40,4%).

Khí đốt (+21% so với đầu năm) là ngành hỗ trợ nhiều nhất cho VN-INDEX nửa đầu năm 2022, tiếp theo là DGC (+63% so với đầu năm), FPT (+11% so với đầu năm), MWG (+7% so với đầu năm) và REE (+44% so với đầu năm).

10 cổ phiếu khác dẫn dắt thị tường bao gồm PNJ (+27% so với đầu năm), VHC (49% so với đầu năm), SAB (+4% so với đầu năm), VSH (+56% so với đầu năm), ANV (+71% so với đầu năm).

Ở chiều ngược lại, HPG trở thành mã lấy đi nhiều điểm nhất của thị trường, ghi nhận mức giảm 38% kể từ đầu năm. Các mã giảm khác bao gồm GVR (-39% so với đầu năm), TCB (-28% so với đầu năm), MSN (-23% so với đầu năm), CTG (-26% so với đầu năm), SSI (-60% so với đầu năm), DIG (-63% so với đầu năm), VIB (-42% so với đầu năm), TPB (-35% so với đầu năm), SHB (-39% so với đầu năm).

VNDierct nhận thấy khối ngoại đã giảm dần giá trị bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ đầu năm 2022 và đảo vị thế sang mua ròng kể từ tháng 4. Trong nửa đầu năm 2022, giá trị mua ròng của khối ngoại đạt 3.470 tỷ đồng, tích cực hơn nhiều so với việc bán ròng 62 nghìn tỷ đồng trong năm 2021.

Giá trị mua ròng mạnh của khối ngoại phần lớn là do dòng vốn ETF (chủ yếu từ VNDiamond ETF và Fubon). Điều này cho thấy bối cảnh vĩ mô cũng như định giá thị trường chướng khoán đang hấp dẫn trong mắt những nhà đầu tư nước ngoài.

Triển vọng 6 tháng cuối năm

Các công ty niêm yết trên HOSE có triển vọng kinh doanh tích cực trong giai đoạn 2022-2023. Theo đó, VNDirect dự báo tăng trưởng lợi nhuận ròng của các công ty niêm yết trên HOSE sẽ tăng trưởng 21% so với cùng kỳ trong hai năm tới. Tốc độ tăng trưởng này cao gấp đôi tốc độ của bình quân 15 năm qua.

Tăng trưởng lợi nhuận một số ngành có thể cải thiện mạnh mẽ năm 2022, bao gồm Hàng công nghiệp và Dịch vụ (đóng góp lớn từ ACV), Bán lẻ và Bất động sản trong khi tăng trưởng của nhóm Dầu khí, Dịch vụ thiết yếu và Công nghệ vẫn tương đối mạnh.

Theo dữ liệu lịch sử, VN-INDEX hầu hết ghi nhận mức tăng trưởng dương trong những năm mà tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết cao trên 10%, ngoại trừ năm 2010 khi Việt Nam phải đối mặt với lạm phát cao và vụ vỡ nợ của Vinashin.

ck-viet-nam5.jpg

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã điều chỉnh giống như hầu hết các thị trường mới nổi khác trong 6 tháng đầu năm, đưa chỉ số VN-INDEX giao dịch ở mức gần như thấp nhất trong 5 năm qua.

Vào ngày 23/6/2022, VN-INDEX đang giao dịch ở mức P/E hiện tại là 12,9 lần, tức là mức chiết khấu 25% so với mức đỉnh trong năm nay và chiết khấu 22% so với mức P/E trung bình 5 năm. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang nổi bật hơn các thị trường mới nổi khác do có mức tăng trưởng EPS cao trong giai đoạn 2022-24 (trung binh 19,2%).

Đầu tư vào đâu?

Theo báo cáo của công ty chứng khoán VNDIRECT, các ngành và nhóm ngày có khả năng tăng trưởng cao và một số mã cổ phiếu triển vọng như sau:

ck-viet-nam6.jpg

 https://markettimes.vn/6-thang-cuoi-nam-thi-truong-chung-khoan-se-bien-dong-ra-sao-2571.html

Nguyễn Mạnh