Trong số hơn 1,1 triệu đối tượng phải kê khai tài sản thu nhập năm 2018, 44 người được xác minh tài sản, thu nhập, phát hiện 6 người vi phạm.

Ngày 5/9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 11, dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, Ủy ban Tư pháp thẩm tra báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Chính phủ.

Trình bày báo cáo, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cho biết công tác phòng chống tham nhũng trong năm 2018 đã được chỉ đạo quyết liệt, có bước tiến mạnh, đạt được nhiều kết quả toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được nhân dân đồng tình đánh giá cao, được các tổ chức quốc tế ghi nhận.

Minh bạch tài sản, thu nhập là một trong các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc trong năm 2018. Số người đã kê khai tài sản, thu nhập trong năm đạt tỷ lệ 99,8% so với số người phải kê khai.

44 người thuộc diện kê khai đã được xác minh tài sản, thu nhập. Theo báo cáo, việc này chủ yếu phục vụ cho công tác cán bộ, bổ nhiệm. Một số trường hợp được xác minh do quá trình công khai tại nơi công tác có phản ánh về việc kê khai tài sản không trung thực hoặc dư luận, phản ánh của nhân dân, báo chí, qua đó, phát hiện 6 trường hợp vi phạm.

Đến nay, cơ quan chức năng đã xử lý kỷ luật cảnh cáo 1 trường hợp tại Yên Bái; khiển trách 1 trường hợp và kiểm điểm 1 trường hợp tại TP.HCM; xử lý kỷ luật 2 trường hợp tại Bộ Công Thương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; đang xem xét kỷ luật 1 trường hợp tại TP Hà Nội.

Báo cáo nhận định, các bộ, ngành, địa phương quán triệt và thực hiện chủ trương nghiêm cấm tặng quà cho cấp trên. Năm 2018, đã có 24 trường hợp nộp lại quà tặng với tổng giá trị là 421 triệu đồng.

6 truong hop vi pham ke khai tai san o dau

Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ trình bày báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2018. Ảnh: VnEconomy

Qua tổng kết, đánh giá việc thi hành Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đã phát hiện 132 trường hợp tuyển dụng không đúng quy định, 938 trường hợp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn và 79 trường hợp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chưa đáp ứng đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định.

Phó Tổng Thanh tra cũng cho hay, năm 2018, có 29 người đứng đầu đã bị xử lý hoặc đang được xem xét để xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó có 5 người bị xử lý hình sự, 21 người đã bị xử lý kỷ luật, 3 người đang thực hiện quy trình xử lý kỷ luật.

Các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử đã nỗ lực, cố gắng, tập trung lực lượng, tăng cường phối hợp trong điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc về tham nhũng.

Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đã được tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử; việc xét xử được đổi mới theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, nghiêm minh, thấu tình đạt lý, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo cũng nêu rõ công tác phòng chống tham nhũng ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có sự chuyển biến rõ rệt, vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp.

“Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa phát huy toàn diện. Một số biện pháp hiệu quả thấp. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, chuyển đổi vị trí công tác, kiểm soát tài sản, thu nhập, tặng quà, nhận quà còn nhiều hạn chế, vướng mắc".

Công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu kém, rất ít vụ việc, vụ án được phát hiện qua tự kiểm tra trong nội bộ cơ quan, báo cáo nêu rõ.

Đáng lưu ý, vẫn còn xảy ra sai phạm, tham nhũng trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Trong kỳ, cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao thụ lý điều tra 22 vụ án tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp, trong đó án mới khởi tố trong kỳ 17 vụ/23 bị can

Công tác giám định, định giá tài sản phục vụ cho xử lý tham nhũng tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn bất cập….

Minh Thái

6 truong hop vi pham ke khai tai san o dau Kê khai tài sản của cán bộ, công chức: Rất khó khả thi?

Không phải đến Hội nghị Trung ương 4 vừa rồi, việc kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên mới được đặt ra, mà ...

6 truong hop vi pham ke khai tai san o dau Đề xuất phương án mới xử lý tài sản kê khai không trung thực

Ban soạn thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (cơ quan thẩm tra dự án Luật) ...

6 truong hop vi pham ke khai tai san o dau Bố làm quan, con phải kê khai

Tài sản tham nhũng thường được cất giấu, gửi ngân hàng hoặc do người thân như bố mẹ, anh chị em, con cháu đứng tên… ...

/ http://baodatviet.vn