Hơn 153 năm trước, Tổng thống Abraham Lincoln đã đọc bài diễn văn Gettysburg- bài diễn văn nổi tiếng và được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Mỹ.

Theo Trung tâm Hiến pháp Quốc gia Mỹ (NCC), cho đến nay, vẫn còn rất nhiều điều cần được làm rõ liên quan đến bài diễn văn nổi tiếng này. Trong đó, đáng chú ý là việc nhiều người dân Mỹ vẫn cho rằng, Tổng thống Lincoln không dành nhiều thời gian để chuẩn bị cho bài diễn văn mà ông đọc vào ngày 19/11/1863 này. Tuy nhiên, đó chỉ là những lời đồn thổi qua rất nhiều năm và rất khó để kiểm chứng.

 

7 dieu it biet ve bai dien van noi tieng cua tong thong my lincoln

Bức ảnh duy nhất ghi lại việc Tổng thống Lincoln tham dự sự kiện tại Gettysburg. Ảnh NCC

Dù vậy, theo NCC, có nhiều sự thật liên quan đến bài diễn văn Gettysburg đã được xác minh kỹ lưỡng. Nhân dịp này, NCC đã công bố 7 điều được coi là ít biết đến hoặc thường bị hiểu nhầm liên quan đến bài diễn văn Gettysburg này.

1. Tổng thống Lincoln viết bài diễn văn này đằng sau một chiếc phong bì

Đây có lẽ là một sự hiểu nhầm lớn nhất liên quan đến bài diễn văn Gettysburg. Theo các chuyên gia nghiên cứu về Tổng thống Lincoln, ông đã viết bài diễn văn này sau một trận chiến vào tháng 7/1863 và hiện còn rất nhiều bản thảo của bài diễn văn này được viết trước ngày 19/11/1863.

2. Tổng thống Lincoln viết bài diễn văn này trên chuyến tàu từ Washington đến Gettysburg

Đây cũng là một sự hiểu nhầm tai hại đáng lẽ ra cần phải bị loại bỏ từ lâu. Theo các chuyên gia, các bản nháp của bài diễn văn của Tổng thống Lincoln có chữ viết rất bình thường và chỉn chu.

Điều này là không thể xảy ra nếu ông Lincoln viết bài diễn văn trên tàu vào năm 1863- khi độ rung lắc của tào hỏa là rất lớn và có thể khiến ít nhất một bản nháp có những chữ bất thường.

Tuy nhiên, có một điều có thể khẳng định là, Tổng thống Lincoln chưa hoàn tất được bản thảo cuối cùng của bài diễn văn cho đến khi ông đến được Gettysburg.

3. Tổng thống Lincoln bỏ qua cụm từ “under God” vào bài diễn văn gốc

Đây là một thông tin đã được đưa đi đưa lại nhiều lần và trên thực tế, 2 bản nháp đầu tiên của bài diễn văn này không có cụm từ “under God” [tạm dịch là: Dưới sự che chở của Chúa-ND].

Tuy nhiên, ít nhất 4 tờ báo tại thời điểm đó có các phóng viên trực tiếp tham dự sự kiện này đều có thêm cụm từ “under God” trong phần rải băng trực tiếp diễn văn của Tổng thống Lincoln. Ngoài ra, cụm từ này còn xuất hiện trong 3 bản viết thêm của Tổng thống Lincoln sau sự kiện đó.

4. Địa điểm chính xác nơi Tổng thống Lincoln đọc diễn văn Gettysburg là ở đâu?

Đây là vấn đề cho đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi. Tất nhiên là bài diễn văn này được Tổng thống Lincoln đọc tại Gettysburg, tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là địa điểm cụ thể là ở đâu?

Một giả thiết hiện nay được đưa ra là bài diễn văn này được đọc tại Nghĩa trang Evergreen gần sát Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Mỹ.

5. Có bao nhiêu bức ảnh được chụp tại thời điểm ông Lincoln đọc diễn văn?

Không hề có một bức ảnh nào chụp lúc Tổng thống Lincoln đọc diễn văn và chỉ có một bức ảnh duy nhất cho đến nay được công nhận là chụp Tổng thống Lincoln khi ông tham dự sự kiện này. Bức ảnh đó được gọi là Bachrach.

6. Tổng thống Lincoln có phải là diễn giả chính tại Gettysburg?

Trên thực tế, nhà hùng biện nổi tiếng Edward Everett mới là diễn giả chính của sự kiện đó. Ông Everett đã có bài phát biểu dài 2 giờ liền trước khi Tổng thống Lincoln đọc bài diễn văn Gettysburg. Bài diễn văn Gettysburg khi đó chỉ được coi là “mang tính chất bổ sung”.

7. Có phải tất cả mọi người đều thích bài diễn văn Gettysburg?

Đó là điều cho đến nay vẫn gây tranh cãi. Tuy nhiên, diễn giả chính của sự kiện này Edward Everett rất thích bài diễn văn của Tổng thống Lincoln.

Tờ Pro-Union dẫn lời ông Everett ca ngợi: “Tôi sẽ rất vui nếu có thể tự ca tụng mình rằng, tôi đã gần như chạm đến ý tưởng trung tâm của sự kiện này sau 2 giờ phát biểu như ông đã làm chỉ với 2 phút của bài diễn văn”.

Bài diễn văn của Tổng thống Lincoln cũng bị ngắt quãng bởi những tràng pháo tay. Tuy nhiên, số lần ngắt quãng cũng như độ nồng nhiệt của những tràng pháo tay hiện vẫn là một chủ đề gây tranh cãi.

Trên thực tế, không phải ai cũng hoan nghênh bài diễn văn của ông Lincoln. Các thành viên Đảng Dân chủ tại thời điểm đó đã chỉ trích gay gắt Tổng thống Mỹ chỉ bởi ông coi họ là “đối thủ đến từ các bang miền Bắc”.

Ngoài ra, giới báo chí tại thời điểm đó cũng không mấy mặn mà với bài diễn văn của Tổng thống Lincoln. Một phóng viên của tờ Times of London đã gọi bài diễn văn này là “quá tẻ nhạt và chung chung”. Trong khi đó, tờ Chicago Times cho rằng, ông Lincoln đã “xúc phạm đến các liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Mỹ- những người mà theo họ đáng được tôn vinh.

Đáng ngạc nhiên hơn, tờ Harrisburg sau khi đưa ra những lời bình luận khá khó chịu nhằm vào bài diễn văn của Tổng thống Lincoln tại thời điểm đó đã vừa quyết định xin lỗi về những lời bình luận này sau hơn 150 năm kể từ khi bài diễn văn đó được đọc.

7 dieu it biet ve bai dien van noi tieng cua tong thong my lincoln Bảy phụ nữ tố cựu Phó Tổng thống Mỹ "đụng chạm"

Mới đây đã có thêm 3 phụ nữ lên tiếng phản đối hành động đụng chạm của cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden khiến ...

7 dieu it biet ve bai dien van noi tieng cua tong thong my lincoln Sức ép bủa vây Tổng thống Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 4-3 đổ lỗi cho phiên điều trần cựu luật sư riêng của ông, Michael Cohen, góp phần khiến Hội ...

/ http://danviet.vn