Trong lịch sử triều đại phong kiến nhà Nguyễn, các hoàng hậu, thứ phi... được đánh giá là tuyệt thế giai nhân, đức hạnh vẹn toàn và có ảnh hưởng ít nhiều đến chuyện triều chính của vua.
Thái hậu Từ Dụ (1810-1902), vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức là người nổi tiếng về đức hạnh và lòng yêu quý dân. Bà thường bị gọi nhầm là Thái hậu Từ Dũ và tên bà được đặt cho Bệnh viện phụ sản lớn nhất Sài Gòn (sau là TP HCM), đó chính là Bệnh viện Từ Dũ.
Chân dung hai hoàng hậu Tiên Cung (vợ trước) và Thánh Cung (vợ sau) của vua Đồng Khánh. Bà Tiên Cung tên thật là Dương Thị Thục, mẹ của vua Khải Định.
Chân dung bà Nguyễn Hữu Thị Nga, vợ vua Thành Thái. Vua Thành Thái nổi tiếng là vị vua có tinh thần chống Pháp. Khi bị ép thoái vị và chịu sự quản thúc của quân Pháp, ông cùng gia đình sống khổ cực, các vợ và thứ phi của vua Thành Thái cũng không được sách sử ghi lại nhiều.
Vua Thành Thái còn có thứ phi nổi tiếng về nhan sắc là bà Nguyễn Thị Định. Thứ phi Định chính là mẹ của vua Duy Tân.
Vương phi Mai Thị Vàng, một trong những thứ phi của vua Duy Tân. Lấy vua Duy Tân và cùng chồng chịu không ít sóng gió của thời cuộc, bà Vàng từng theo vị vua yêu nước đi đày ở đảo Réunion thuộc Ấn Độ Dương (1916) nhưng được hai năm thì xin về lại Việt Nam vì không hợp khí hậu. Sau đó vua Duy Tân sống với 3 bà vợ ngoài giá thú. Riêng bà Vàng vẫn không chấp nhận đề nghị ly hôn của vua Duy Tân.
Nét đẹp của Từ Cung Hoàng Thái Hậu, vợ vua Khải Định và cũng là mẹ vua Bảo Đại. Bà tên thật Hoàng Thị Cúc. Khi Bảo Đại lên ngôi vua đã phong cho bà là Hoàng thái hậu, nắm giữ nhiều công việc triều chính. Bà cũng là Hoàng thái hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Xuất thân trong gia đình bình dân và vào cung làm hầu gái cho trưởng nữ của vua Đồng Khánh nhưng bà Từ Cung lại có may mắn hơn những bà vợ của vua Khải Định khi mang trong mình "dòng máu rồng", đó chính là vua Bảo Đại.
Bà ân phi Hồ Thị Chỉ, vợ của vua Khải Định. Trong số 13 vua Nguyễn, Khải Định là vua mang tiếng bất lực và có duy nhất một người con là vua Bảo Đại nhưng lại có tới 12 bà vợ.
Hoàng hậu Nam Phương, vợ vua Bảo Đại. Bà tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, xuất thân từ một gia đình công giáo quê Tiền Giang, nổi tiếng là gia đình giàu có bậc nhất của miền Nam thời bấy giờ. Bà cũng là một trí thức Tây học và là người nổi tiếng xinh đẹp, từng ba năm liền đoạt giải hoa hậu Đông Dương. Khi lấy vua Bảo Đại, bà mới tròn 19 tuổi.
Hoàng hậu Nam Phương là người tài sắc nhưng vì là người công giáo nên trong suốt quá trình làm dâu Đức Từ Cung, hai mẹ con nhiều lần xảy ra bất đồng, xuất phát từ việc lo thờ tự theo phong tục của Hoàng tộc nhà Nguyễn.
Thứ phi Mộng Điệp của cựu hoàng Bảo Đại. Cô gái xứ Hà thành nết na, xinh đẹp Bùi Mộng Điệp đã làm siêu lòng cựu hoàng Bảo Đại khi ông ra Hà Nội làm cố vấn cho chính phủ lâm thời. Dù là vợ của một cựu hoàng nhưng bà Mộng Điệp vẫn giữ được cốt cách của một hoàng phi đến những ngày cuối đời và lưu giữ được nhiều tài liệu quý về cựu hoàng Bảo Đại.
Bức ảnh đầy lãng mạn của thứ phi Mộng Điệp với cựu hoàng Bảo Đại. Bà Mộng Điệp rất được lòng Đức Từ Cung và là người lo việc thờ tự chính, bù lại khoảng trống của bà Nam Phương Hoàng hậu. Bà qua đời ngày 26.6.2011 tại Pháp và được Hoàng tộc nhà Nguyễn tại Huế làm lễ cầu siêu theo truyền thống.
Nghi án loạn luân chấn động triều Nguyễn 5 năm sau khi Nguyễn Phúc Cảnh mất, vợ cùng con trai ông đã bị kết án thông dâm với nhau và bị xử dìm ... |
Chuyện bà Công Tôn Nữ cuối cùng từng may gối cho Thái hậu triều Nguyễn Dù ở tuổi 96 nhưng bà Công Tôn Nữ Trí Huệ vẫn kiên trì giữ và truyền bí quyết làm gối trái dựa cung đình ... |
Bữa ăn của vua triều Nguyễn cầu kỳ như thế nào? Vua ngày xưa ăn uống như thế nào, thức ăn gồm những món gì, việc nấu nướng ra sao là câu chuyện nhiều người muốn ... |
Người ‘hồi sinh’ 4 vương miện của vương triều Nguyễn Không chỉ phục hồi thành công nhiều mũ của các vị vua và nhiều quan lại triều Nguyễn, ông Lộc còn là nghệ nhân cuối ... |