Người vi phạm có thể bị phạt tiền tới 5.000 bảng Anh, bị cấm vào sân xem bóng đá từ 2 đến 10 năm.

Bóng đá trở thành một phần văn hóa không thể thiếu của người Anh, nhưng từ đây cũng nảy sinh hệ lụy như hooligan và nạn phe vé.

Việc phe vé của các sự kiện không bị cấm ở Anh. Tuy nhiên khi vật được rao bán là vé bóng đá, luật pháp Anh lại đặt ra một số quy định để hạn chế và cũng nhằm đảm bảo người hâm mộ có thể có cơ hội vào sân xem đội bóng yêu thích.

Theo Inbrief, điều 166 của Đạo luật Tư pháp hình sự và Trật tự công cộng 1994 tại Anh quy định: Hành vi phe vé bóng đá sẽ bị coi là vi phạm pháp luật nếu người bán không được sự cấp phép của người tổ chức trận đấu. Hành vi bán lại vé bị nghiêm cấm, bất kể mức giá thế nào, kể cả khi không có lãi.

Qua nhiều năm áp dụng, "cò vé" đã tìm nhiều cách để lách quy định của đạo luật này. Họ rao bán một vật phẩm không liên quan (chiếc bút, khăn quàng hoặc huy hiệu cài áo...) với giá cao ngất ngưởng và tặng kèm tấm vé bóng đá. Cũng có khi họ sẽ trao đổi tấm vé với một vật phẩm hoặc dịch vụ nào đó, không giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt.

Để khắc phục những "lỗ hổng" trên, nhà làm luật Anh đã thông qua luật sửa đổi đối với Đạo luật 1994, có tên Đạo luật Giảm thiểu Tội phạm bạo lực 2006. Điều 53 cấm những hành vi sau: đăng quảng cáo cho người bán lại vé chưa được cấp phép, rao bán sản phẩm tặng kèm vé, cung cấp vé cho người khác bán lại...

anh kiem soat nan co ve bong da nhu the nao

Việc phe vé với các trận có tuyển Anh tham gia cũng là vi phạm pháp luật.

Một đạo luật khác có tên Sắc lệnh Bán lại vé 2007 thêm một bước nữa khép kín lỗ hổng của luật bằng cách định nghĩa rõ ràng thế nào là các trận đấu bóng đá được quản lý. Theo đó, các quy định cấm phe vé ở trên sẽ được áp dụng với mọi trận đấu diễn ra trong phạm vi nước Anh; mọi trận bóng mà có đội tham gia tới từ Anh, bao gồm các trận giao hữu quốc tế hoặc các trận vòng loại World Cup hoặc European Championship.

Nếu bị kết tội, cò vé phải đối mặt với hình phạt tiền lên tới 5.000 bảng Anh và có thể đi kèm lệnh cấm xem bóng đá. Người vi phạm sẽ bị cấm vào sân bóng cả trong và ngoài nước trong thời hạn 2-10 năm. Ngoài ra, lệnh cấm còn có thể đi kèm việc cấm sử dụng phương tiện giao thông công cộng vào ngày tổ chức trận đấu. Người vi phạm không được lui tới các "điểm nóng" bạo lực như trung tâm thành phố, quán bar... trước và sau trận bóng.

anh kiem soat nan co ve bong da nhu the nao Bắt bảo vệ VFF tuồn vé mời cho phe vé trận Việt Nam vs Philippines

Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) bắt 12 "cò" chèo kéo mời mua vé trận lượt về bán kết Việt Nam - Philippines ...

anh kiem soat nan co ve bong da nhu the nao Bắt 1 nhân viên bảo vệ VFF phe vé Việt Nam vs Philippines: "Cò vé" khai cách kiếm lời khủng

Tại cơ quan công an, cò vé khai nhận, do thấy nhu cầu mua vé bóng đá xem đội tuyển Việt Nam thi đấu tăng ...

/ https://vnexpress.net