Tình trạng bác sĩ bị bệnh nhân hoặc người nhà tấn công không phải là điều hiếm gặp ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhân viên an ninh bên ngoài bệnh viện Queen Elizabeth, Anh. |
Rohan Mhamunkar, một bác sĩ chỉnh hình 35 tuổi, làm việc tại bệnh viện đa khoa Dhule thuộc bang Maharashtra, Ấn Độ đã bị đánh trọng thương sau khi hai bệnh nhân do ông điều trị tử vong, theo Financial Times.
Vụ việc xảy ra vào năm 2017, sau khi hai người đàn ông bị thương nặng trong một vụ tai nạn xe máy được gia đình đưa đến bệnh viện cứu chữa. Một người bị chấn thương nghiêm trọng ở đầu, gây xuất huyết ở tai, mũi và miệng.
Tiến sĩ Mhamunkar khuyên bệnh nhân cần được chiếu chụp vùng bị chấn thương.
Gia đình để lại người bệnh và bỏ đi. Tuy nhiên, khi người đàn ông này chết vài giờ sau đó, người nhà quay trở lại bệnh viện Dhule và tấn công bác sĩ Mhamunkar, buộc tội ông chần chừ trong việc điều trị. Mhamunkar bị đánh đến gãy xương và bị thương ở mắt.
Đây là vụ tấn công bác sĩ nghiêm trọng nhất được ghi nhận ở Ấn Độ trong vài năm trở lại đây. Không chỉ ở Ấn Độ mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng diễn ra các vụ việc tấn công bác sĩ vì những lý do khác nhau.
Các nhà chức trách nhiều nước đã bắt đầu tính đến phương án cần thiết để bảo vệ các bác sĩ trước các đối tượng quá khích trong môi trường bệnh viện.
Vào năm 2016, ba người đàn ông ở Trùng Khánh, Trung Quốc đã bị bắt vì tấn công một bác sĩ bằng dao.
Vào ngày 15/5/2016, một bác sĩ tại tỉnh Hồ Nam đã tử vong sau khi bị người thân của một bệnh nhân xếp hàng chờ điều trị tấn công. Vài ngày sau đó, 5 bác sĩ khác cũng bị tấn công tại bệnh viện Dafeng tại tỉnh Quảng Châu, bởi người thân của một bệnh nhân nữ, tờ TIME đưa tin.
Các cuộc tấn công đã khiến những người làm trong lĩnh vực y tế nước này bày tỏ sự sự phẫn nộ trên các phương tiện truyền thông xã hội với Chiến dịch Ruy băng Đen, yêu cầu các nhà chức trách cần phải có biện pháp bảo vệ cho các bác sĩ làm việc.
Ngay sau đó, chính quyền trung ương đã yêu cầu cảnh sát vũ trang làm công tác bảo vệ các bệnh viện để ngăn chặn các cuộc tấn công nhắm vào bác sĩ, đồng thời hướng dẫn cho họ cách "sử dụng vũ khí chống lại những kẻ tấn công trong trường hợp cần thiết".
Để tăng cường an ninh, các bệnh viện ở Mỹ ngoài việc kiểm soát bệnh nhân bằng thẻ nhận dạng và thiết lập một đội ngũ an ninh riêng để bảo vệ bệnh nhân và nhân viên bệnh viện an toàn, theo trang Better Health.
Các dịch vụ y tế tại quốc gia này cũng có một bộ quy tắc riêng. Trong đó chú ý đến các hành động, lời nói với bệnh nhân, bác sĩ cần phải đúng mực. Chỉ cần có một hành động quá khích, nhân viên an ninh hoặc cảnh sát sẽ yêu cầu người đó phải rời đi.
Trước các vụ bệnh nhân, hay người nhà bệnh tấn công bác sĩ gần đây, một số bệnh viện lắp đặt hai máy phát hiện kim loại tại các cửa ra vào, đồng thời hạn chế số khách thăm viếng trong khoảng thời gian nhất định. Nhiều bệnh viện Mỹ còn tăng cường thêm camera và các nút báo động ở trong khuôn viên.
Tuy nhiên, ít người tin rằng điều này có thể giúp cho các bác sĩ và y tá tránh khỏi những rủi ro trong bệnh viện. Ở Trung Quốc, những bất cập về hệ thống y tế bên cạnh sự nhũng nhiễu của các bác sĩ biến chất là một trong những lý do khiến các vụ ẩu đả với người nhà bệnh nhân diễn ra.
Tiến sĩ Yanzhong Huang, thành viên cao cấp về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Đối ngoại ở thành phố New York nói: "Các nhân viên cảnh sát không cung cấp một giải pháp căn bản cho xung đột và căng thẳng giữa bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ”.
Chân dung tên côn đồ hành hung bác sỹ bệnh viện Xanh Pôn Danh tính kẻ hành hung bác sỹ bệnh viện Xanh Pôn dã man được xác định là Trương Văn Thanh và tên này từng có ... |
Người đàn ông lạ mặt hành hung bác sĩ và sinh viên thực tập trong đêm Đang thăm khám, bác sĩ làm việc ở khoa Nhi ở Hà Tĩnh cùng sinh viên thực tập bị người đàn ông tự xưng bố ... |