Quyền được giao đất hay thuê đất là quyền rất lớn của doanh nghiệp, nếu loại ra khi cổ phần hóa sẽ làm giá trị doanh nghiệp bị rẻ đi.

Căng thẳng tại Hãng phim truyện Việt Nam (29 tin)

Làm sót

Liên quan đến việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam (VFS), theo bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của VFS vào đầu năm 2016, đơn vị này đang quản lý và sử dụng 4 diện tích đất.

Trong đó, khu đất số 4 Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) có diện tích sử dụng gần 5.000m2 và số 6 Thái Văn Lung (phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) rộng hơn 1.208m2 là đất thuê. Riêng khu đất số 4 Thụy Khuê đã hết hiệu lực hợp đồng từ năm 2003 và chưa có hợp đồng mới.

Hai khu đất còn lại ở số 46 ngõ 151 Hoàng Hoa Thám (phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội) với diện tích sử dụng 904,9m2 và ở xã Uy Nỗ (huyện Đông Anh, Hà Nội) rộng 6.382,8m2 là đất được giao nhưng VFS chưa hoàn thiện giấy tờ, thủ tục pháp lý (tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp).

Công ty tư vấn về giá trị doanh nghiệp cho hãng phim đã không tính các khu đất này vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.

Trao đổi với Đất Việt, một số luật sư gọi đây là việc làm sót, tạo kẽ hở để trục lợi.

bat ngo gia tri dat vang hang phim truyen viet nam

Hãng phim truyện Việt Nam đang quản lý và sử dụng nhiều mảnh đất vàng

Theo LS Trương Xuân Tám, Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, theo quy định của Luật Đất đai cũng như các nghị định của Chính phủ quy định về vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp, đối với đất được giao hoặc đất thuê, trước khi cổ phần hóa, doanh nghiệp được lựa chọn 2 hình thức: một là đất có thu tiền sử dụng đất, hai là thuê đất.

Nếu doanh nghiệp chọn hình thức thuê đất thì tiền thuê đất không tính vào giá trị doanh nghiệp. Còn nếu doanh nghiệp được giao đất có thu tiền sử dụng đất thì đó là tài sản của doanh nghiệp, toàn bộ đất đai đó phải được tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phẩn hóa.

"Về việc thu tiền sử dụng đất, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ quyết định mức giá theo nguyên tắc tương đương với giá thị trường. Bảng giá đất mỗi năm được tính sát với giá thị trường, tuy nhiên trên thực tế nó vẫn rẻ hơn.

Thành ra quyền được giao đất hay thuê đất cũng là quyền rất lớn của doanh nghiệp, nếu không làm rõ trước khi cổ phần hóa mà để "nửa dơi nửa chuột" cuối cùng khi cổ phần hóa loại nó ra thì sẽ không tính được giá trị thực của doanh nghiệp, làm giá trị doanh nghiệp bị rẻ đi, còn các nhóm lợi ích thâu tóm, được lợi.

Sau khi thâu tóm, người ta lại xin thuê đất và những mảnh đất này đều ở những vị trí đắc địa. Người ta có thể chuyển nhượng cho nhau hợp đồng thuê ấy và công trình trên đất thu được giá trị rất lớn.

Hãng phim truyện Việt Nam trước đây là một thương hiệu rất lớn của điện ảnh Việt nam, Nhà nước cũng đã giao cho họ một số khu đất đắc địa và giá trị. Thế nhưng người ta đã lơ đi không tính đến. Đây là một kẽ hở rất lớn", LS Trương Xuân Tám phân tích.

Vị chuyên gia cũng khẳng định, kể cả khu đất đã hết hợp đồng thuê đất không phải là đã hết giá trị. Tương tự, với khu đất được Nhà nước giao mà hãng phim chưa hoàn thành giấy tờ, thủ tục pháp lý, lẽ ra trước khi cổ phần hóa phải làm rõ thiếu cái gì, tại sao và phải chuyển sang; nếu nhận giao đất chính thức thì tính ra giá tiền bao nhiêu, chưa trả được thì ghi nợ.

"Đây đang là quyền, là lợi thế của doanh nghiệp dù họ chưa hoàn thành thủ tục. Khi cổ phần hóa, định giá doanh nghiệp mà bỏ các khu đất này ra làm sót", LS Trương Xuân Tám nhấn mạnh.

Chia sẻ quan điểm này, LS Nguyễn Hồng Tuyến, Chủ tịch Hội Luật gia Hà Nội cho biết, định giá 0 đồng các khu đất trên đã sai, không đưa chúng vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa lại càng sai hơn.

Ông bày tỏ quan điểm: "Đối với mảnh đất đã hết hạn hợp đồng thuê nhưng chưa thanh lý hợp đồng thì vẫn phải định giá để sau này nếu doanh nghiệp tiếp tục được thuê thì giá trị đất thuê vẫn được tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.

Đối với đất được giao, đương nhiên khi cổ phần hóa phải định giá, tính vào giá trị doanh nghiệp.

Việc định giá dựa theo bảng giá đất cụ thể. Theo quy định của Luật Đất đai, có 2 loại giá đất:

Thứ nhất, giá đất theo định kỳ hàng năm do UBND cấp tỉnh xác lập, căn cứ vào khung giá đất do Chính phủ quy định.

Thứ hai, đất để tính bồi thường, giải phóng mặt bằng, để tính giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa phải định theo giá đất cụ thể. Giá đất cụ thể được tính dựa trên 3 căn cứ: giá trị từng thửa đất; giá thị trường; dữ liệu giá đất trong cơ sở dữ liệu giá đất.

UBND tỉnh phải đứng ra xây dựng bảng giá đất cụ thể và phải ghi rõ giao cho sở quản lý chuyên ngành đất đai giúp UBND tỉnh xây dựng bảng giá đất cụ thể.

Trong quá trình xây dựng bảng giá đất cụ thể có thể thuê các công ty tư vấn về giá để xác định giá đất sao cho phù hợp với giá thị trường", LS Nguyễn Hồng Tuyến chỉ rõ.

Ông cho biết thêm, trước đây, khi quy định chưa rõ ràng, người ta thường né, không tính giá trị quyền sử dụng đất vào gia trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Hệ quả là sau này quản lý đất đai rất khó, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các cổ đông và Nhà nước.

Chơi vơi là đúng

LS Trương Xuân Tám chỉ ra rằng, khi đã cổ phần hóa, theo Luật Doanh nghiệp, chủ công ty, các cổ đông có quyền quyết định phương hướng hoạt động của công ty, kể cả không làm phim nữa.

"Không phải cứ giữ tên hãng phim truyện là họ phải làm phim, thậm chí họ cho công ty phá sản hay bán đi thì cũng phải chịu bởi kinh tế thị trường rất khắc nghiệt. Các chủ doanh nghiệp có quyền và luật cho phép", LS Tám khẳng định.

Vị luật sư cũng chia sẻ, việc Tổng Công ty vận tải thủy có chức năng hoàn toàn xa vời với văn học nghệ thuật, mua lại hãng phim khiến các nghệ sĩ chơi vơi là đúng.

Tuy nhiên, việc làm phim bây giờ đã được xã hội hóa, Nhà nước nên để thị trường điều chỉnh.

"Các hãng phim tư nhân đã làm được các bộ phim đình đám, không nhất thiết cứ phải Nhà nước. Chỉ cần cổ phần hóa tính đúng giá trị, bán cổ phần thu được tiền cho ngân sách nhà nước cũng như các cổ đông là cán bộ công nhân viên.

Giữ lại hãng phim truyện là điều ai cũng muốn nhưng nếu làm nửa vời thì vừa không giữ được vừa chỉ giúp một nhóm cổ đông, một nhóm lợi ích được béo bở", LS Trương XuânTám kết luận.

Bổ sung thêm, LS Nguyễn Hồng Tuyến lưu ý, trong phương án cổ phần hóa doanh nghiệp bao giờ cũng có phương án liên quan đến sử dụng nhân sự. Theo đó, đối tượng nào sẽ được sử dụng, đối tượng nào cho nghỉ hay đào tạo lại..., tất cả phải được đặt ra trong phương án. Chỉ khi nào phương án đó đảm bảo quyền lợi của người lao động thì mới tiến hành cổ phần được.

http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/bat-ngo-gia-tri-dat-vang-hang-phim-truyen-viet-nam-3343501/

bat ngo gia tri dat vang hang phim truyen viet nam Đất vàng số 4 Thụy Khuê của Hãng phim truyện VN có giá bao nhiêu?

Khu đất số 4 Thụy Khuê với gần 5.450m2 của Hãng phim truyện VN nếu tính theo mức giá 150 triệu đồng/m2 đất mặt đường ...

bat ngo gia tri dat vang hang phim truyen viet nam Cổ phần hóa Hãng phim truyện VN: Tương lai mịt mờ

Trước những ồn ào liên quan việc cổ phần hóa Hãng phim Truyện VN, Bộ VH-TT-DL đã có cuộc họp trả lời báo chí vào ...

bat ngo gia tri dat vang hang phim truyen viet nam Vì sao Hãng phim truyện Việt Nam được định giá 0 đồng?

Đại diện Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch lý giải vì sao Hãng phim truyện Việt Nam được định giá 0 đồng.

bat ngo gia tri dat vang hang phim truyen viet nam Bán hãng phim 32 tỉ là bán rẻ quá khứ, bán rẻ văn hóa

Cùng với lá đơn kêu cứu của các nghệ sĩ Hãng phim Truyện Việt Nam được Hội Điện ảnh VN tiếp nhận và chuyển lên ...

/ Theo Thành Luân/báo Đất Việt