Vua Lý Thần Tông mắc bệnh lạ, lông lá mọc khắp cơ thể, cuồng loạn, gầm thét như hổ suốt ngày. Thiền sư Nguyễn Minh Không đã chữa khỏi bệnh mà nhân gian gọi là "hóa hổ" cho vua.

Thiền sư Nguyễn Minh Không (1065-1144), là vị cao tăng nổi tiếng của triều đại nhà Lý. Ông được xem là người sáng lập nhiều ngôi chùa nhất ở nước ta và được tôn vinh là ông tổ nghề đúc đồng. Cùng với Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, ông là một trong những nhân vật lịch sử được tôn sùng làm “Đức thánh Nguyễn”.

benh hoa ho cua vua ly than tong la benh gi

Thiền sư Nguyễn Minh Không chữa bệnh "hóa hổ" cho vua Lý Thần Tông.

Theo sách nghiên cứu về Thiền Uyển Tập Anh, Lý quốc sư Nguyễn Minh Không tên húy là Nguyễn Chí Thành, sinh tại xã Đàm Xá, phủ Tràng An (nay thuộc Gia Viễn, Ninh Bình). Ông còn có đạo hiệu Không Lộ, từng tu ở chùa Không Lộ (Nam Định) và được thờ ở núi Không Lộ (chùa Thầy ngày nay).

Tương truyền, lúc 21 tuổi, vua Lý Thần Tông mắc chứng bệnh lạ, lông lá mọc khắp cơ thể, cuồng loạn, gầm thét như hổ suốt ngày. Triều đình phải làm cũi vàng nhốt vua trong đó.

Các danh y được mời đến chữa nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Triều đình phải cho người đi tìm thầy thuốc khắp nơi. Khi đó, có đứa bé ở Chân Định hát rằng: Bổng bồng bông, tập tầm vông / Ở làng Điềm Xá, có Nguyễn Minh Không / Chữa được bệnh cho đức Thần Tông.

Không chỉ là danh y nổi tiếng, Nguyễn Minh Không còn được mệnh danh là ông tổ nghề đúc đồng.

Ông chính là người góp phần tạo nên “Tứ đại khí” nổi tiếng ở nước ta thời nhà Lý, gồm Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Phật Quỳnh Lâm, và vạc Phổ Minh.

Khi sư được mời đến triều, nhiều pháp sư khác cũng đang ở trong điện làm phép chữa bệnh cho vua. Họ thấy Minh Không ăn mặc quê mùa nên khinh thường, không thèm chào hỏi.

Nhà sư liền thò tay vào túi, lấy ra chiếc đinh dài đóng sâu vào cột. Ông nói “ai nhổ được cái đinh này ra hãy nói chuyện chữa bệnh”, nhưng chẳng ai dám trả lời.

Khi được đem vào gặp vua, sư Minh Không lớn tiếng hỏi: “Kẻ đại trượng phu được tôn lên làm thiên tử, giàu có khắp bốn bể, cớ sao còn phát bệnh cuồng loạn như vậy?”. Vua run sợ không dám kêu nữa.

Sư Minh Không sai người lấy cái vạc lớn, đựng nước nấu sôi cả trăm lần, nhà sư dùng tay không tắm cho vua. Sau đó, bệnh vua thuyên giảm, ít lâu sau thì khỏi hẳn.

Sau khi khỏi bệnh, vua cảm phục tài năng của sư Minh Không, đồng thời cũng là để tạ ơn cứu mạng, Lý Thần Tông đã cho sư đổi từ họ Nguyễn sang họ Lý và phong làm Quốc sư.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: “Năm 1136, vua bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi, nhà sư Minh Không chữa khỏi, phong làm quốc sư; tha thuế dịch cho vài trăm hộ ban cho Minh Không".

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng chép rằng vua Lý Thần Tông "có tật chữa lâu không khỏi, sau nhờ nhà sư Minh Không chữa được".

Xét theo khoa học hiện nay, vua Lý Thần Tông có thể mắc bệnh rậm lông, tên khoa học là Hypetrichosis (còn gọi bệnh người sói, bệnh ma sói, hội chứng người sói).

Đây là loại bệnh do sự phát triển bất thường râu, tóc ở các khu vực trên cơ thể. Có hai dạng của bệnh là tổng quát (lông và tóc mọc trên toàn bộ cơ thể) và cục bộ (lông, tóc chỉ xuất hiện ở vùng da nào đó trên cơ thể).

Trước căn bệnh lạ, thiền sư Minh Không đã dùng kim châm cứu, cùng các loại thảo dược nấu thành nước tắm, nhờ đó nhà vua từ từ khỏi bệnh. Hiện nay, vùng đồi núi ở Gia Sinh, Gia Viễn (Ninh Bình) còn có làng Sinh Dược, nơi Lý Quốc Sư dùng cây thuốc ở đây chữa bệnh nan y cho vua Lý Thần Tông.

benh hoa ho cua vua ly than tong la benh gi

Danh tướng người Việt giúp Triều Tiên đánh tan quân Mông Cổ là ai?

Sau khi sang nước Cao Ly (bán đảo Triều Tiên ngày nay), hậu duệ nhà Lý lập những chiến công lẫy lừng, trở thành anh ...

benh hoa ho cua vua ly than tong la benh gi

Trần Khát Chân và chiến công đánh tan quân Chiêm Thành

Đánh tan quân Chiêm Thành, cứu nhà Trần khỏi nguy cơ ngoại bang xâm chiếm, là chiến công hiển hách của danh tướng Trần Khát ...

/ http://danviet.vn