Nhiều người cho rằng Mỹ mới là lực lượng vây ráp Hitler nhưng trên thực tế chính áp lực từ Hồng quân Liên Xô mới khiến trùm phát xít phải bắn vào đầu tự sát.

bi mat cuoi doi cua hitler vi sao hong quan that bai trong viec bat song trum phat xit

Hầm trú ẩn Führerbunker của Hitler ở trung tâm Berlin.

Trong bộ phim của đạo diễn Clint Eastwood, The 15:17 to Paris, có cảnh ba nhân vật người Mỹ đang tham quan một bảo tàng Berlin. Người hướng dẫn viên nói với họ rằng Adolf Hitler đã tự sát ở Berlin trước sự bao vây của Hồng quân Liên Xô. Cả ba người đã tỏ ra khá ngạc nhiên - họ nghĩ rằng quân đội Mỹ mới là lực lượng bao vây Hitler.

Người hướng dẫn viên đã trả lời thắc mắc của họ bằng một câu nói rất thú vị: "Không phải lúc nào người Mỹ cũng là nhân vật chính khi cái ác bị đánh bại!"...

Mỹ, cũng như Anh và các quốc gia đồng minh khác đã huy động rất nhiều nguồn lực cho mục tiêu đánh bại chủ nghĩa phát xít, nhưng chính Hồng quân mới là lực lượng đánh chiếm Berlin và khiến Hitler phải tự kết liễu cuộc đời mình.

Sự thật

Vào đầu mùa xuân năm 1945, Hitler phải đối mặt với một tình huống ngặt nghèo khi một bên Liên Xô vây ráp Thủ đô nước Đức từ phía Đông, một bên là lực lượng Mỹ-Anh tiến quân kìm hãm ở phía Tây.

Tình huống khi đó đã được coi như một dấu chấm hết cho phát xít Đức nhưng lãnh đạo Đức Quốc xã tàn bạo vẫn ngoan cố không muốn đầu hàng.

bi mat cuoi doi cua hitler vi sao hong quan that bai trong viec bat song trum phat xit

Hồng quân chiến đấu trên các đường phố của Berlin vào năm 1945.

“Cam chịu để bị giết như một con cừu không phải là phong cách của Hitler”, RBTH dẫn lời nhà viết tiểu sử của Hitler - Joachim Fest - người cho biết thêm rằng “phong cách” của gã độc tài này vẫn không thay đổi trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời: Cương quyết, khát máu và kiêu căng.

Tuy nhiên, Hitler vẫn mường tượng được cái kết bi thảm đang tới gần. Từ tháng 1/1945 cho đến khi chết vào tháng 4, trùm phát xít này sống ở Führerbunker, một nơi trú ẩn nằm ở trung tâm Berlin. Quân Đồng minh ném bom tàn phá thành phố dữ dội, nên Hitler hầu như không xuất hiện trên mặt đất.

Người đàn ông tàn bạo nhất trái đất đã thua trong cuộc chiến - và gần như cũng thua luôn trong việc kiểm soát cơn điên của chính bản thân. "Ông ta lãng phí thời gian bằng những việc vô dụng như gây gổ, đập phá và hoài niệm", Fest viết .

Những kẻ thân cận bên Hitler nhìn thấy “nhà lãnh tụ” của mình với hình ảnh của một người đàn ông già, cuồng loạn, với đôi tay run rẩy và không ngừng ăn bánh (những tên tội phạm giết người hàng loạt cũng thường rơi vào trạng thái này), nhưng vẫn hoang tưởng thuyết giảng về cái gọi là “chiến thắng” và “chiến đấu đến cùng”.

Người Nga tiến công

Vào thời điểm đó, bất kỳ tia hy vọng chiến thắng nào dành cho phát xít Đức đều không tồn tại ngoại trừ trong chính bộ não của Hitler. Vào ngày 9/4, Liên Xô chiếm Königsberg và tiếp tục chiếm được Vienna vào ngày 13/4. Ba ngày sau chiến dịch Berlin bắt đầu.

“3,5 triệu binh sĩ đã chiến đấu trên cả hai mặt trận”, nhà sử học Anatoly Davydenko nói về cuộc tiến công. “Không có chiến dịch quân sự nào khác trong Thế chiến II có quy mô như vậy. Bạn biết đấy. Đó là Berlin”.

Quân Đức đã chiến đấu một cách hết sức khó khăn để bảo vệ thành trì cuối cùng của mình, tuy nhiên phía Hồng quân cũng chịu nhiều hy sinh.

Viết trong cuốn hồi ký, một trong những viên tướng của Hồng quân là Nikolai Popel mô tả: "Chúng tôi đã trả bằng xương máu cho mỗi mét đất của Berlin".

Nhiều người cho rằng đó chỉ là một câu nói cường điệu, nhưng trên thực tế Hồng quân đã mất đến 80.000 người khi xông vào thành phố.

Cái kết

bi mat cuoi doi cua hitler vi sao hong quan that bai trong viec bat song trum phat xit

Adolf Hitler chụp hình với Eva Braun, người trùm phát xít lấy làm vợ chỉ một ngày trước khi tự sát.

“Sự lạc quan ảo tưởng trong hầm trú ẩn vẫn tồn tại”, Fest viết vào ngày 20/4, mười ngày trước khi Hitler tự sát và cũng là sinh nhật lần thứ 56 của trùm phát xít.

Hầu như tất cả các quan chức khác của Đức Quốc xã đã chạy trốn khỏi thành phố, nhưng Hitler chọn ở lại. Tuyệt vọng, Hitler vẫn ra lệnh cho quân Đức chiến đấu, mặc dù từng nơi một trong Berlin thất thủ nhưng trùm phát xít vẫn yều cầu đội quân của mình tiếp tục kháng cự, ngay cả khi quân đoàn đó đã bị xóa sổ hoàn toàn.

Fest còn cho biết, trong những ngày cuối cùng, tướng chỉ huy Krebbs thậm chí còn không quan tâm đến việc truyền đạt những thông tin chính xác cho trùm phát xít. Điều đó được coi là vô nghĩa vì Hitler đã gần như bị điên.

“Krebbs cho phép Hitler tự huyễn hoặc về \'trò chơi chiến tranh\' của riêng mình”, Fest viết.

Vào ngày 26/4 những đợt ném bom của Nga bắt đầu nổ tung trên đầu của Hitler theo đúng nghĩa đen.

Hai ngày sau, trùm phát xít nghe tin về Himmler - một trong những trợ lý thân cận nhất của mình đã cố gắng liên lạc với quân Đồng minh để đầu hàng và độc tài Ý Benito Mussolini đã bị treo cổ.

Cảm thấy bị phản bội và sợ rằng bản thân có thể trở thành "một hiện vật trưng bày trong sở thú", Hitler quyết định tự sát.

Chương cuối

bi mat cuoi doi cua hitler vi sao hong quan that bai trong viec bat song trum phat xit

Hai người lính Hồng quân chỉ vào ngôi mộ của Hitler được phát hiện không xa hầm trú ẩn.

Khi Hồng quân chỉ cách hầm trú ẩn Führerbunker vài dãy nhà, Hitler phải hành động nhanh. Vào ngày 29/4, Hitler kết hôn với người bạn đời lâu năm - Eva Braun. Đây là một cuộc hôn nhân ngắn ngủi khi chỉ một ngày sau đó, Hitlers về phòng riêng để lấy chất độc xianua tự tử. Để chắc chắn hơn lãnh đạo Đức Quốc xã đã tự bắn vào đầu mình.

Sau chưa đầy một tuần, vào ngày 5/5, binh lính Liên Xô do Trung úy Alexey Panasov dẫn đầu đã tìm thấy thi thể của Hitler và vợ, bị thiêu và chôn gần hầm trú ẩn. Tin tức bắt đầu lan truyền khắp thế giới: Hitler đã chết!

Theo Nguyên soái Georgy Zhukov – nhà lãnh đạo Hồng quân - khi Joseph Stalin được thông báo về cái chết của kẻ thù, nhà lãnh đạo Liên Xô nói: "Thật đáng tiếc khi chúng ta không thể bắt sống hắn".

Tuy nhiên, trong hồi ký của mình, tướng Nikolai Popel viết rằng những người lính Xô Viết thường không quan tâm nhiều đến số phận của Hitler. Ông nhớ lại cuộc nói chuyện với viên sĩ quan phát hiện ra xác của trùm phát xít:

- Tên côn đồ này đã trốn thoát trong phút cuối ... thịt cháy hết chỉ còn lại xương.

- Đừng buồn, Đại tá - Chúng ta đi tìm chiến thắng, không phải đi tìm hắn!

Và những người lính Hồng quân đã thực sự giành chiến thắng sau đó. Vào ngày 2/5, quân đồn trú Berlin đã buông vũ khí, trước khi toàn bộ quân đội Đức đầu hàng vào ngày 9/5. Chủ nghĩa phát xít đã chết như chính người lãnh đạo của nó.

bi mat cuoi doi cua hitler vi sao hong quan that bai trong viec bat song trum phat xit 24 giờ cuối cùng của Hitler (Kỳ 3): Bữa trưa u ám

Tuy nhiên, sáng hôm đó, Hitler nằm trên giường mà vẫn đóng nguyên bộ. Hắn chỉ tháo chiếc cà vạt ra khỏi cổ. Hắn luôn ...

bi mat cuoi doi cua hitler vi sao hong quan that bai trong viec bat song trum phat xit 24 giờ cuối cùng của Hitler (Kỳ 2): Đám cưới trong lòng đất

Lúc 1 giờ sáng ngày 29.4.1945, Eva Braun và Adolf Hitler xuất hiện, tay Eva quàng qua tay Hitler. Eva mặc bộ đầm màu đen ...

bi mat cuoi doi cua hitler vi sao hong quan that bai trong viec bat song trum phat xit 24 giờ cuối cùng của Hitler (Kỳ 1): Đã chuẩn bị hậu sự từ trước

Qua cuốn sách mới ra mắt độc giả “Hitler’s Last Day: Minute by Minute” (Ngày cuối cùng của Hitler: Từng phút một), tác giả Johnathan ...

bi mat cuoi doi cua hitler vi sao hong quan that bai trong viec bat song trum phat xit Tiết lộ mới nhất, Adolf Hitler thực sự đã chết vào năm 1945

Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Pháp đã chấm dứt mọi thuyết âm mưu về việc Hitler còn sống và chạy trốn ...

bi mat cuoi doi cua hitler vi sao hong quan that bai trong viec bat song trum phat xit Xác chết vô danh khiến Hitler bị mắc lừa thế nào?

Trong Chiến tranh thế giới 2, quân đội Anh đã sử dụng một xác chết vô danh để đánh lừa trùm phát xít Hitler nhằm ...

/ http://www.nguoiduatin.vn