Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ đã xây dựng và triển khai tên lửa phòng không Nike Hercules mang theo đầu đạn hạt nhân tại hàng chục địa điểm trên khắp nước Mỹ và ở nước ngoài. Trong trường hợp Chiến tranh Lạnh biến thành “chiến tranh nóng”, Mỹ sẽ ngăn chặn các cuộc tấn công hạt nhân từ trên không bằng vũ khí hạt nhân từ mặt đất.

bi mat he thong phong thu ten lua hat nhan my thoi chien tranh lanh

Tên lửa Hercules Nike phóng thử nghiệm.

Đến cuối Chiến tranh Thế giới II, quân đội Mỹ nhận ra rằng pháo cao xạ truyền thống đang bắt đầu lỗi thời. Sự phát triển của máy bay phản lực đã định hình lại ngành hàng không quân sự - những máy bay này có thể bay cao hơn và nhanh hơn khiến cho chúng khó bị trúng đạn.

Để bắt kịp tình hình, Mỹ đã khởi động chương trình Nike với sự trợ giúp của các công ty Western Electric Corporation, Bell Telephone Laboratories và Douglas Aircraft. Dự án này nhằm mục đích đánh bại sức mạnh không lực của đối phương bằng tên lửa thay vì pháo.

Hệ thống tên lửa đầu tiên trong chương trình Nike - tên lửa Ajax Nike - đã được thúc đẩy sau khi Liên Xô thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần đầu tiên năm 1949. Ngay sau đó, một mối đe dọa về sự kết hợp giữa máy bay ném bom mang theo vũ khí hạt nhân đã hiện hữu đối với Mỹ. Trước khi Lục quân Mỹ hoàn thành dự án này, các nhà phát triển thừa nhận rằng hệ thống tên lửa Ajax với đầu đạn thông thường sẽ không đủ sức để ngăn chặn các phi đội ném bom của Liên Xô. Do đó, Lục quân Mỹ cần một loại tên lửa có uy lực mạnh hơn.

bi mat he thong phong thu ten lua hat nhan my thoi chien tranh lanh

Tên lửa Bomarc - đối thủ cạnh tranh của Hercules.

Giải pháp của Lục quân Mỹ lúc đó là hệ thống tên lửa Nike B - sau này được gọi là Hercules Nike. Nó rất giống hệ thống Ajax, nhưng có uy lực hơn, động cơ truyền động lớn hơn và một đầu đạn hạt nhân. Tên lửa này có thể sử dụng đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân W31 với sức công phá có thể thay đổi trong khoảng từ 2 - 40 kiloton lượng nổ (tương đương 2.000 - 40.000 tấn thuốc nổ).

Năm 1958, Lục quân Mỹ bắt đầu triển khai tên lửa Hercules xung quanh các thành phố quan trọng, nơi có những cơ sở công nghiệp và gần căn cứ quân sự chiến lược. Đến năm 1963, Mỹ đã thay thế tất cả tên lửa Ajax bằng Hercules.

Trong khi Lục quân chế tạo Hercules Nike, Không quân Mỹ cũng tiến hành phát triển một tên lửa phòng không mang theo đầu đạn hạt nhân riêng của họ - tên lửa Bomarc.

bi mat he thong phong thu ten lua hat nhan my thoi chien tranh lanh

4 tên lửa Hercules trên bệ phóng.

Bomarc - một từ ghép giữa "Boeing" và các từ viết tắt của Trung tâm Nghiên cứu Hàng không Michigan, hai nhà sản xuất tạo ra nó - là loại tên lửa phòng không có thể mang theo một đầu đạn hạt nhân W40 chống lại các mục tiêu trên không.

Không quân Mỹ muốn chứng tỏ tên lửa của họ tốt hơn so với tên lửa Hercules, nên khi các hệ thống tên lửa Hercules mới được công bố, Không quân Mỹ đã có những bài viết trên các báo địa phương về việc Hercules không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ bầu trời trước các máy bay ném bom của Liên Xô.

Bất chấp những tuyên bố mang tính bôi nhọ, Hercules vẫn là loại vũ khí có ưu thế hơn. Nó là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn trong khi Bomarc sử dụng nhiên liệu lỏng, giúp cho Hercules có lợi thế trong việc bảo trì và tầm bắn cao hơn.

Lục quân Mỹ cũng đã phát triển và triển khai tên lửa của họ nhanh hơn, biến Hercules trở thành các tên lửa phòng không hạt nhân đầu tiên. Trong khi đó, ngày 7.6.1960, một quả tên lửa Bomarc đã bốc cháy, khiến các chất phóng xạ lan ra một khu vực rộng khoảng 28 km2. Do vậy, Không quân Mỹ đã phải giảm sự ủng hộ cho Bomarc và hướng về các chương trình ưu tiên khác, chẳng hạn như tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Về phần mình, Quốc hội Mỹ đã quyết định đặt hàng 10 hệ thống tên lửa Bomarc và 145 hệ thống tên lửa Hercules Nike. Cả hai loại tên lửa trên được triển khai cho đến đầu thập niên 1970, nhưng sự đóng góp mang tính lịch sử lâu dài nhất của dự án Nike là tạo nền tảng cho chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ sau này.

Bên cạnh các chương trình Ajax và Hercules, quân đội Mỹ cũng triển khai một dự án khác, tên lửa hạt nhân Nike Zeus. Lầu Năm Góc từng hy vọng Zeus có thể chống lại các mối đe dọa hạt nhân lớn khác thời Chiến tranh Lạnh - tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Một loạt các bài kiểm tra đánh chặn cho thấy về mặt lý thuyết, Hercules có thể được sử dụng để đánh chặn các tên lửa đạn đạo. Tháng 11.1958, một tên lửa Hercules đã thành công trong việc bắn hạ một tên lửa mục tiêu siêu âm bay ở tầm cao lần đầu tiên trong lịch sử. Hai năm sau, Lục quân Mỹ đã sử dụng tên lửa Hercules để đánh chặn một tên lửa đạn đạo Corporal và một tên lửa Hercules khác.

Khi thử nghiệm, chương trình Nike Zeus cũng cho thấy một số triển vọng ban đầu, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara đã hủy bỏ chương trình này vào năm 1963 vì lý do nó không có khả năng để đối phó nhiều mục tiêu. Tuy nhiên chương trình Nike đã mở ra sự quan tâm của Lầu Năm Góc đối với vấn đề phòng thủ tên lửa đạn đạo. Mối quan tâm này đã kéo dài qua nhiều thế hệ con người và công nghệ, từ các đầu đạn đánh chặn hạt nhân và thông thường đến các vũ khí năng lượng định hướng ngày nay.

bi mat he thong phong thu ten lua hat nhan my thoi chien tranh lanh Nga tổ chức tập trận lớn nhất từ thời Chiến tranh Lạnh

Nga sẽ phô bày sức mạnh quân sự trong cuộc tập trận lớn nhất từ thời Chiến tranh Lạnh, dự kiến diễn ra vào tháng ...

bi mat he thong phong thu ten lua hat nhan my thoi chien tranh lanh Quan chức CIA: Trung Quốc khởi động \'Chiến tranh Lạnh\' mới

Các quan chức và chuyên gia Mỹ nhận định Trung Quốc đang âm thầm tiến hành "Chiến tranh lạnh" trên nhiều lĩnh vực nhằm làm ...

/ http://danviet.vn