Cách nghĩ xưa cũ là cứ Tết phải có pháo nổ đã trở thành một thứ tư duy bảo thủ, cố chấp. Từ năm 1995 nước ta cấm đốt pháo, thì Tết vẫn cứ thế, chẳng vì không có pháo mà vui hơn hay buồn hơn…
Nhưng có một điều ai cũng có thể thấy và đưa ra nhận định rằng: Không có pháo nổ thì bình yên hơn. Bởi, pháo nổ, cướp đi sức khỏe và cả tính mạng con người chính trong dịp Tết người ta cần được bình yên và vui vẻ, đầm ấm nhất.
Tết Mậu Tuất 2018, chỉ từ ngày 14-17.2, đã có hơn 190 trường hợp tai nạn, bị thương vì pháo nổ; so với Tết năm 2017, tăng hơn 54%.
Còn tính từ Tết năm 2014 đến 2017, các con số gia tăng như sau: 34 ca, 55 ca, 86 ca và 150 ca. Một chiều hướng gia tăng liên tục năm sau cao hơn năm trước.
Vì sao vậy? Có rất nhiều lí do, hay nguyên nhân.
Những năm đầu cấm pháo, với sự tuyên truyền rộng rãi, các biện pháp kiểm tra, kiểm soát mạnh mẽ, đặc biệt là nguồn pháo nhập lậu, chúng ta hạn chế được tình trạng đốt pháo ngày Tết ở mức rất cao. Tuy nhiên, những năm về sau, việc kiểm tra, tuần tra trong dịp Tết không còn được nghiêm như trước, nhiều đối tượng lợi dụng sự lơi lỏng về trật tự để đốt pháo nổ.
Tết Mậu Tuất năm nay cũng vậy. Ngay trong đêm Giao thừa, Facebook đã lan tràn các dòng status và hình ảnh pháo nổ ở Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Gia Lai… Ở các tỉnh, việc đốt pháo nổ dường như còn “thoải mái” hơn, có lúc đốt cả tràng dài. Lực lượng cảnh sát tuần tra đến thì thủ phạm đã lẻn mất, không thể bắt quả tang.
Năm nay, có một loại pháo nhập lậu từ Trung Quốc đã “tiếp tay” cho những đối tượng đốt pháo trái phép. Đó là loại pháo viên tròn, cứ ném ra đường thì vài giây sau mới nổ, đủ thời gian cho thủ phạm lẻn đi hoặc nấp ở đâu đó chứ không còn có mặt tại hiện trường. Loại pháo này, tiếng nổ lớn không thua gì pháo đùng.
Trên thực tế, đa phần người dân chấp hành qui định không đốt pháo nổ, thậm chí còn ngại sợ ở gần khu vực đốt pháo vì lo gây thưởng tổn đến sức khỏe. Bởi không có sự bình yên Tết trong tiếng pháo nổ. Gần khu vực đốt pháo, ẩn họa rình rập, mà minh chứng là hơn 190 ca nhập viện vì pháo nổ trong mấy ngày Tết vừa qua.
Vậy, với 190 ca nhập viện kia cần ứng xử với họ thế nào? Cấp cứu cho họ là việc phải làm, nhưng về phía cơ quan chức năng, cũng cần phân loại rõ ràng và cụ thể ai chỉ là nạn nhân, ai vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm. Từ những ca cấp cứu này, cơ quan chức năng cần điều tra lần ra manh mối những kẻ cầm đầu đốt pháo để có biện pháp xử lí theo qui định của pháp luật ở từng mức độ khác nhau, chứ không thể để cho qua.
Bởi nếu buông lỏng để cho qua, thì Tết năm sau tỉ lệ người nhập viện vì pháo nổ sẽ còn tiếp tục tăng bùng phát.
Phát hiện 2 xe đầu kéo container chở pháo và thuốc lá lậu Các tài xế khai nhận họ cất giấu pháo và thuốc lá lậu trong hàng nông sản chở từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu ... |
\'Hot girl\' Cần Thơ bị tóm khi đang giao pháo Mua pháo trên mạng, đôi nam nữ vận chuyển về Cần Thơ bán lại thì bị công an bắt. |