Trong sự thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 có phần đóng góp không nhỏ của lực lượng trí thức. Trong số đó có bốn trí thức lớn: Nguyễn Xiển, Nguyễn Văn Huyên, Ngụy Như Kon Tum và Hồ Hữu Tường- những người vẫn được báo chí nhắc đến với một cụm từ khá đặc biệt: “Nhóm bốn người đánh điện”.

bon tri thuc buc dien lich su va cach mang thang tam

GS Ngụy Như Kon Tum đứng cạnh Bác Hồ trong buổi Bác Hồ về nói chuyện với thầy và trò trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (1958).

Tấm lòng người trí thức…

Ngày 16-17/8/1945 Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào thông qua lệnh tổng khởi nghĩa. Từ giây phút ấy, cuộc cách mạng tháng 8 đã bước vào chuỗi 15 ngày diễn biến vô cùng mau lẹ. Chiều 16/8/1945, một đơn vị quân giải phóng do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.

Ngày 18/8/1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền. Đây là những tỉnh lỵ giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước. Ngày 19/8/1945, hàng vạn nhân dân Hà Nội đã xuống đường biểu tình, khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

Tiếp theo Hà Nội và các tỉnh, ngày 23/8 Huế, tiếp đến ngày 25/8 Sài Gòn giành được chính quyền, ngày 28/8 Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là hai địa phương cuối cùng giành được chính quyền.

Vào những ngày này, người dân cả nước nô nức đón chờ ngày Chính phủ Cách mạng lâm thời cả nước Việt Nam độc lập ra mắt quốc dân. Từ đây, chính phủ quân chủ sẽ cáo chung, Vua Bảo Đại phải thoái vị.

Trước tình hình đấy, trong hồi ký của mình, GS Nguyễn Xiển nhớ lại: “Ngày 22/8, bốn trí thức có tên một cách áp đặt và bất đắc dĩ trong danh sách Hội đồng tư vấn của Chính phủ Trần Trọng Kim là Nguyễn Văn Huyên, Ngụy Như Kon Tum, Hồ Hữu Tường và tôi bàn với nhau nên đánh điện vào Huế yêu cầu Bảo Đại thoái vị, giao cho Việt Minh thành lập chính phủ để tránh nội chiến.

Bức điện ấy do Hồ Hữu Tường và tôi thảo ra và đích thân ra Bưu điện Bờ Hồ gửi đi; có sự đồng ý và tán thưởng của hai anh em Nguyễn Văn Huyên và Ngụy Như Kon Tum.

Xin nói thêm chúng tôi tự động gửi bức điện trên coi như phản ánh nguyện vọng của đại bộ phận tri thức Trung, Nam, Bắc (Nguyễn Văn Huyên là người Bắc, Hồ Hữu Tường quê trong Nam, Ngụy Như Kon Tum và tôi ở Trung Kỳ”.

Chúng tôi được ghi nhận là “Nhóm bốn người đánh điện” (les quatre telégraphites) nhưng hiểu rằng Cách mạng Tháng Tám là sự nghiệp của toàn dân vùng lên giành chính quyền từ tay Nhật và đánh đổ triều đình phong kiến nhà Nguyễn, cử chỉ của chúng tôi chỉ là góp thêm một tác động nhỏ về chính trị ở một tình thế đã chín muồi”.

Bức điện rất ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ thông điệp: “Một chính phủ nhân dân cách mạng lâm thời đã thành lập, Chủ tịch là cụ Hồ Chí Minh. Yêu cầu đức vua thoái vị ngay để củng cố và thống nhất trên nền độc lập nước nhà”.

bon tri thuc buc dien lich su va cach mang thang tam

Giáo sư Nguyễn Xiển vinh dự được đứng cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Đoàn Chủ tịch kỳ họp Quốc hội năm 1957.

Nhiệt thành đi theo Cách mạng

Trong hồi ký, Giáo sư Nguyễn Xiển khẳng định rằng, là trí thức có lòng yêu nước tiềm ẩn, ông đã đi theo con đường Cách mạng Tháng Tám như một bản năng và ông có lòng tin sâu sắc ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, con người chính trị văn hóa vĩ đại và tinh tế, có sức tập hợp và lôi cuốn rộng rãi các tầng lớp nhân dân, đã chứng tỏ bản lĩnh dẫn dắt và chèo chống tuyệt vời của mình trước những con sóng gió phức tạp, dồn dập của thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám khi chính quyền nhân dân còn trứng nước.

Suy nghĩ của Giáo sư Nguyễn Xiển hẳn cũng là suy nghĩ của tất cả tri thức trong “Nhóm bốn người đánh điện”, tất cả trong số họ đã nhiệt thành đi theo cách mạng.

Với Giáo sư Nguyễn Xiển như ông viết trong hồi ký: “Những ngày tháng cách mạng diễn ra sôi động, dồn dập với nhịp độ nhanh như gió lốc đã ghi ấn tượng sâu sắc không phai mờ trong tâm trí tôi, nhất là khi cách mạng buộc mỗi con người phải đi đến lựa chọn một thái độ chính trị và một cách sống rõ ràng và dứt khoát”.

Ông tham gia biểu tình ở vườn hoa Hàng Đậu cùng đoàn người hô vang khẩu hiệu “Ủng hộ Việt Minh”. Ngày 24/8/1945, một cán bộ đến mời Nguyễn Xiển lên gặp Ủy ban dân tộc giải phóng và được ông Võ Nguyên Giáp đề nghị làm Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính trong Chính phủ lâm thời nhưng ông từ chối với lý do chưa làm được gì cho cách mạng, “mới chỉ gửi điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị mà nhận một ghế Bộ trưởng thì dễ mang tiếng cơ hội”.

Nhưng ngày hôm sau, lại có người đến gọi ông Nguyễn Xiển đến gặp Hồ Chủ tịch. Bác Hồ nói với Nguyễn Xiển rất ngắn gọn, đại ý là: Đã là trí thức yêu nước thì phải nhận trách nhiệm trước lịch sử, không nhận làm Bộ trưởng thì phải nhận Ủy ban hành chính Bắc Bộ… Cảm động trước tấm lòng của Bác, GS Nguyễn Xiển đã nhận lời.

Ngày 28/8/1945, Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Nhân dân Bắc Bộ do GS Nguyễn Xiển làm Chủ tịch. Ngày hôm sau, Chính phủ cũng ký quyết định cử GS Nguyễn Xiển kiêm nhiệm Giám đốc Nha khí tượng Việt Nam.

Ngày 2/9/1945, GS Nguyễn Xiển vinh dự được cùng với toàn thể các thành viên của Chính phủ lâm thời lên lễ đài quảng trường Ba Đình ra mắt đồng bào, nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập.

Còn với GS Nguyễn Văn Huyên, lòng yêu nước và bản lĩnh của một trí thức đã đưa ông đến với cách mạng từ khá sớm. Năm 1935, bất chấp những lời mời hấp dẫn từ kinh đô ánh sáng Paris đối với người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp hai bằng cử nhân và bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ văn khoa bộ môn sử- địa tại đại học Tổng hợp Sorbone (Pháp), Nguyễn Văn Huyên trở về nước.

bon tri thuc buc dien lich su va cach mang thang tam 10 địa danh lịch sử gắn với Cách mạng Tháng Tám

Nhân kỷ niệm 72 năm Cách mạng tháng Tám, cùng tìm hiểu 10 địa danh lịch sử gắn liền với cuộc Cách mạng Tháng Tám ...

bon tri thuc buc dien lich su va cach mang thang tam Chủ tịch Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám

Lịch sử 72 năm qua đã khẳng định rằng Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ ...

/ http://baodatviet.vn