Cơ quan động vật hoang dã bang Georgia, Mỹ đang cảnh báo người dân về độ nguy hiểm của loài vật xâm lấn có thể phá hủy hệ sinh thái này.

 

 

 

Loài cá chuối có nguồn gốc từ Trung Quốc. 

Loài cá này xuất hiện ở nhiều bang của Mỹ, và có nhiều cái tên khác nhau. Khi xuất hiện ở Maryland, loài vật nguy hiểm này được mệnh danh là “kẻ đồng hành của Thủy quái từ Đầm lầy Đen”. Còn ở Virginia, nó được gọi là “cá Frankenstein”.

Với khả năng gây hại và cạnh tranh khốc liệt với các loài cá bản địa, cá đầu rắn phương Bắc đang được nước Mỹ cảnh báo vô cùng nguy hiểm, phải “lập tức giết ngay và đông lạnh chúng”.

 

 

Tại Mỹ, loài cá này được gọi là cá đầu rắn.

Được biết, loại cá này có nguồn gốc từ lưu vực sông Dương Tử ở Trung Quốc và từ một số khu vực khác ở Trung Quốc. Tại các quốc gia này, chúng được nuôi lấy thịt trong các trang trại, và từ một số nơi khác như Nga và Hàn Quốc. Ở New York, chúng được nuôi để làm nhiều món ăn cho các nhà hàng tại khu phố Tàu.

 

 

Loài cá này có hàm răng nhỏ nhưng dày đặc và có thể ăn nhiều loại động vật khác nhau.

Cá chuối phương Bắc có thân hình dài và mỏng, hình dáng tương tự cá mập với một vây lưng chạy dọc sống lưng, có cả màu nâu sẫm và nhạt đan xen. Với hàm răng nhỏ nhưng dày đặc, cá chuối ăn tạp và có thể ăn nhiều loại động vật khác nhau, từ những con cá khác cho đến động vật lưỡng cư, thậm chí cả cóc và thằn lằn.

Không những vậy, chúng cũng sở hữu khả năng sinh sản đáng kinh ngạc. Một con cá đầu rắn đẻ hơn 100.000 trứng mỗi năm. Bên cạnh đó, loài cá này còn có thể hít thở cả dưới nước lẫn trên cạn, chúng hô hấp trên cạn trong nhiều ngày và trườn như rắn. Với khả năng sinh sản và sinh tồn "khủng khiếp" đó, sự tồn tại của cá đầu rắn Trung Quốc có thể làm mất cân bằng sinh thái ở cả dưới nước và trên đất liền. 

 

Cá chuối phương Bắc có thể dài hơn 90cm và sống sót trong điều kiện nghèo oxy.

Trước đó, Mỹ cũng có lệnh cấm đối với loài "thủy quái" này. Vào năm 2002, Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Gale Norton đề xuất lệnh cấm nhập khẩu và vận chuyển liên bang đối với loài động vật phàm ăn này. Bà cho rằng, “Những con cá này giống như là thứ gì đó xuất hiện trong một bộ phim kinh dị”.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Lynne Parenti, người phụ trách bộ phận cá của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ cho biết những con cá này vẫn xuất hiện nhỏ lẻ ở nhiều nơi sau khi lệnh cấm hồi năm 2002 được ban hành. Mỗi khi xuất hiện ở một vùng nước ngọt tự nhiên, cá chuối nhanh chóng phá hủy chuỗi thức ăn do tập tính của chúng.

Hiện tại, đây là lần đầu tiên bang Georgia phát hiện ra cá đầu rắn ở địa phận tiểu bang này. Chúng được một người đi câu phát hiện ra tại một hồ nước thuộc Gwinnett, gần Atlanta.

"Phòng tuyến đầu tiên chống lại các loài xâm thực như cá đầu rắn là những người bắt cá" - Matt Thomas, trưởng ban Ngư dân của Cục tài nguyên hoang dã cho biết.

"Nhờ họ, chúng tôi mới có thể sớm điều tra và xác nhận sự tồn tại của chúng. Giờ thì chúng ta bắt đầu xác định xem liệu loài cá này có lây lan không từ các vùng nước của Georgia."

Thu Trang (T/h)

Cá sấu cổ đại dài 10 m gieo rắc sợ hãi cho khủng long

Cá sấu Rauisuchian sinh sống cách đây 210 triệu năm là sát thủ đáng sợ đối với khủng long ăn cỏ trên đất liền.

Anh chị bàng hoàng, bất lực đứng nhìn em trai bị cá sấu ăn thịt

Thi thể bé trai 10 tuổi được tìm thấy trong một đầm lầy ngập mặn sau khi em bị cá sấu ăn thịt.

6 bộ phim về hiểm họa cá sấu đáng xem nhất trên màn ảnh

Cùng điểm lại 6 bộ phim về đề tài cá sấu kinh điển nhất trên màn ảnh.

 

 

/ www.doisongphapluat.com