Chụp ảnh “selfie” không phải là một chủ đề mới lạ, các nhà khoa học ước lượng có khoảng gần một nghìn tỉ bức ảnh được chụp trong một năm.
Số lượng bức ảnh chúng ta chụp trong vài phút có thể nhiều hơn tổng số ảnh được chụp trong những năm 1800. Và bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng việc chụp ảnh tự sướng hoàn toàn là tâm lý bình thường.
Chúng ta có xu hướng tập trung vào khuôn mặt của con người đầu tiên. Trên thực tế, chúng ta chú ý nhiều hơn đến mặt người đối diện hơn bất cứ điều gì, kể cả trên mạng lẫn đời thực. Không chỉ vậy, chúng ta cũng đánh giá cao hình ảnh có khuôn mặt của con người nhiều hơn các nội dung khác và điều này có thể giải thích tại sao mọi người cảm thấy thích chụp ảnh tự sướng như vậy.
Theo một nghiên cứu của Viện Công nghệ Georgia và Yahoo Labs năm 2014 cho thấy những bức ảnh chứa khuôn mặt trên Instagram có khả năng nhận được lượt thích cao hơn 38% và có thể nhận được bình luận cao hơn 32% so với những bức ảnh khác. Mọi người thường bị cuốn hút hơn bất kể trong bức ảnh có bao nhiêu khuôn mặt, cũng như chủng tộc, tuổi tác hay giới tính của các khuôn mặt đó.
Tuy nhiên, nghiên cứu khác cho thấy rằng càng chụp nhiều ảnh tự sướng, họ càng ít nhận được lượt thích và bình luận hơn, theo sau đó là việc bão hòa những người theo dõi họ.
Ảnh: abc.net |
Ông Charles Horton Cooley, một nhà xã hội học người Mỹ đưa ra một giả thuyết, được gọi là "cái tôi trong gương", cho rằng cái tôi là kết quả của tương tác xã hội. Ý thức về bản thân của chúng ta được xây dựng dựa trên cách chúng ta tin vào nhận thức của người khác về con người và phẩm chất cá nhân chúng ta.
Theo Cooley, chúng ta thể hiện hình ảnh bản thân theo mong muốn của những người xung quanh và những người này đóng vai trò là những tấm gương phản chiếu hình ảnh của chính chúng ta.
Selfie - kẻ "sát nhân" hàng loạt thời đại mới |
[ẢNH] Những pha chụp ảnh "tự sướng" bất chấp cả tính mạng |
Chụp ảnh ‘tự sướng’ nhiều sẽ khiến bạn nhanh già |