Với khả năng đánh hơi thính nhạy gấp hàng chục lần con người, loài chó hoàn toàn có khả năng ngửi ra mùi của bệnh tật.

cho ngui mui phat hien ung thu

Mũi chó có 300 triệu tế bào thụ cảm mùi, gấp hàng chục lần so với con người.

Khả năng đánh hơi của loài chó vẫn được biết đến là vô cùng thính nhạy và còn nhiều khả năng vượt trội chưa được khám phá. Trong những năm gần đây, người ta bắt đầu đi vào nghiên cứu cách phát hiện bệnh tật trên cơ thể người bằng cách ứng dụng khả năng đặc biệt của loài vật gần gũi này. Nhiều người tin rằng, khứu giác nhạy cảm của loài chó có thể “ngửi” thấy “mùi” ung thư phảng phất phát ra từ các tế bào bệnh.

Không chỉ là thú cưng của mọi nhà, chó là loại động vật hữu dụng trong nhiều lĩnh vực nhờ khả năng đánh hơi mùi rất tốt. Chúng thường được đào tạo trở thành chó nghiệp vụ hỗ trợ cho cảnh sát lần ra dấu vết tội phạm hoặc cứu hộ tại các khu vực thảm họa. Dù nhiệm vụ đánh hơi hàng ngàn mẫu vật và tìm ra “mùi” của ung thư là một thử thách không phải bất kỳ chú chó nào cũng làm được. Tuy nhiên, với những thành công gần đây, triển vọng trong việc huấn luyện chó phát hiện bệnh tật không còn là câu chuyện viễn tưởng.

Người ta biết rằng các tế bào ung thư phát ra mùi rất đặc trưng, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa xác định các hợp chất cụ thể tạo nên mùi này. Theo Tiến sĩ Hilary Brodie từ khoa Tai Mũi Họng tại đại học California, các nhà khoa học có thể sử dụng phương pháp sàng lọc bằng cách cho loài chó ngửi quen mùi đối với một mẫu ung thư nhất định, sau đó từ từ loại bỏ dần các hợp chất có trong mẫu.

Nếu con chó không phản ứng với mẫu sau khi một số thành phần bị loại bỏ, người ta có thể biết được thành phần của hỗn hợp đó là đặc trưng tạo nên mùi của bệnh ung thư. Từ đó các nhà nghiên cứu có thể phân tích những thành phần riêng lẻ của mẫu vật và phát triển các xét nghiệm sinh hóa đáng tin cậy có thể sàng lọc bệnh nhân.

Triển vọng

Hồi năm 2014, Khi chú chó giống Labrador có tên Daisy của Tiến sĩ Claire Guest bắt đầu hành động kỳ lạ xung quanh mình, bà biết rằng có điều gì đó không ổn. Khi đó, Daisy liên tục cào vào phần ngực của Tiến sĩ với vẻ cuống quýt và không chịu rời ra. Sau khi kiểm tra sức khỏe, Tiến sĩ Guest phát hiện mình bị ung thư vú.

“May mắn khối u được phát hiện kịp thời và tôi đã tiến hành phẫu thuật trước khi các tế bào ung thư kịp lan rộng. Daisy đã cứu mạng tôi”, nhà khoa học người Anh chia sẻ.

Cũng trong thời điểm đó, nữ Tiến sĩ này đang đào tạo Daisy có thể phát hiện bệnh ung thư bằng việc ngửi hơi thở và nước tiểu của người bệnh. Với tỉ lệ chính xác lên tới 93%, đến nay Daisy đã chẩn đoán đúng bệnh cho 551 trường hợp. Thậm chí ngay cả vào những ngày không đạt được thể trạng tốt nhất, tỷ lệ này cũng lên tới 76%.

Năm 1989, tạp chí British The Lancet lần đầu tiên đăng tải báo cáo về loài chó có khả năng đánh hơi được ung thư. Trong một bức thư gửi ban biên tập, hai bác sĩ da liễu mô tả về một con chó thường xuyên ngửi mùi nốt ruồi trên đùi chủ nhân của nó mỗi ngày, và thậm chí còn định cắn vào vị trí đó. Trước sự việc kỳ lạ này, người phụ nữ đã đến bác sĩ kiểm tra vết thương và phát hiện một khối u ác tính.

"Con chó có thể đã cứu sống chủ nhân bằng cách nhắc nhở họ nhanh chóng điều trị vết thương khi còn trong giai đoạn đầu và có khả năng chữa được", hai bác sĩ viết trong bức thư.

Nhưng phải đến năm 2006, khi các nghiên cứu được tiến hành một cách quy củ hơn mới cho thấy kết quả rõ ràng trong việc loài chó có khả năng đánh hơi ung thư. Trong đó nổi bật nhất là các báo cáo của Tiến sĩ Klaus Hackner đến từ Bệnh viện Đại học Krems, ở Áo.

Theo Tiến sĩ Hackner, loài chó có thể được huấn luyện có thể phát hiện từng loại ung thư cụ thể bằng cách đánh hơi các mẫu sinh học, chẳng hạn như hơi thở hoặc nước tiểu. Đó là bởi vì các tế bào nói chung và tế bào ung thư nói riêng đều phát ra các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC). Mỗi loại ung thư có khả năng có một VOC riêng biệt, đồng nghĩa với việc mùi của chúng cũng khác nhau.

Loài chó được biết đến là có khứu giác nhạy gấp cả chục lần con người khi mũi của chúng có tới 300 triệu thụ thể mùi hương, trong khi con người chỉ có 5 triệu. Thậm chí khả năng của chúng còn được so sánh với việc có thể ngửi thấy một giọt máu bị lẫn trong 20 bể bơi khổng lồ. “Chúng là con vật tuyệt vời để đánh hơi ra bệnh”, Tiến sĩ Hackner nhận xét.

Khó khăn

cho ngui mui phat hien ung thu

Chú chó Daisy và Tiến sĩ Claire Guest.

Hầu hết những con chó được huấn luyện để nhận ra mùi của một mẫu bệnh ung thư cụ thể phải mất khoảng thời gian 6 tháng. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu mới chỉ thực hành trong phòng thí nghiệm và chưa được áp dụng ra bên ngoài.

Theo đó, một con chó được huấn luyện sẽ được tập đánh hơi theo tỷ lệ cứ năm mẫu sẽ có một mẫu ung thư. Kết quả mang lại có tỷ lệ chính xác cao lên tới 99%, nhưng trên thực tế khi phải đánh hơi với số lượng nhiều mẫu hơn, tỷ lệ này bắt đầu giảm dần.

Ngay cả khi ở trong thể trạng tốt nhất, độ chính xác của chó cũng chưa bao giờ lên tới 100%. Các nghiên cứu cho thấy, chó nghiệp vụ tinh nhuệ nhất khi đánh hơi bom hay ma túy cũng chỉ có có tỷ lệ chính xác 85-95%. Ngoài ra chúng còn gặp vấn đề về tâm trạng. Khi hoàn thành nhiệm vụ, những chú chó này thường phải được đáp ứng bằng phần thưởng xứng đáng từ con người, nếu không chúng sẽ rơi vào trạng thái buồn bã.

“Chó có thể cảm thấy buồn chán, đói và có những ngày xấu, giống như bạn và tôi", Tiến sĩ Brodie nói. "Chúng tôi luôn phải cẩn thận theo dõi hiệu quả của chúng trong suốt chu kỳ làm việc”.

Trong nỗ lực tìm kiếm cứu nạn trong vụ khủng bố 9/11 ở nước Mỹ, đội cứu hộ khẩn cấp thậm chí phải giả vờ tìm thấy các thi thể và thưởng cho chó nghiệp vụ để chúng không bị chán nản. Theo đó, chó sàng lọc ung thư cũng cần có các phương pháp tương tự để tránh căng thẳng.

Ngoài ra, ứng dụng khứu giác của chó để nhận biết ung thư cũng được cho là không khả thi về mặt chi phí. Điều này đòi hỏi phải bỏ ra số tiền khổng lồ trong việc huấn luyện một con chó nhận biết được nhiều loại ung thư có thể ảnh hưởng đến con người.

Trong khi nếu làm các xét nghiệm truyền thống khác bằng các thiết bị công nghệ hiện đại ngày nay luôn mang đến kết quả chính xác ở mức cao nhất thì ngược lại, mỗi con chó được huấn luyện không mang đến kết quả đồng đều.

Thay vào đó, Brodie và Hackner hình dung những chú chó sẽ là cảm hứng cho các nhà nghiên cứu tạo ra những chiếc “mũi máy” có khả năng xét nghiệm sinh hóa và cung cấp chẩn đoán cho bệnh nhân. Trên thực tế chiếc máy kiểu này có thể được sử dụng phổ biến và bớt nhạy cảm hơn khi nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu khi để cho một chú chó phán đoán về tình trạng sức khỏe của mình.

cho ngui mui phat hien ung thu Nơi huấn luyện những chú chó \'chiến binh\' đặc biệt

Chó nghiệp vụ được nuôi và chăm sóc từ bé theo quy trình đặc biệt, đến khi được 12 tháng, các chuyên gia sẽ tuyển ...

cho ngui mui phat hien ung thu Những chú chó ở Trường Sa

Chó theo chân người đi tuần tra, canh gác, xuống tận cầu cảng tiễn chân chiến sĩ về đất liền.

/ http://www.nguoiduatin.vn