Lên ngôi khi còn rất trẻ, Lý Nhân Tông, Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông nhanh chóng ổn định được đất nước, đem lại cuộc sống bình yên cho muôn dân.
Lịch sử Việt Nam từng xuất hiện nhiều vua kiệt xuất, tiêu biểu là Lý Nhân Tông, Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông. Những vị vua này đã nhanh chóng xây dựng quốc gia thịnh trị, được sử sách đời sau ca ngợi.
Lý Nhân Tông
Lý Nhân Tông (1066-1128) là vị vua thứ tư của triều đại nhà Lý, trị vì Đại Việt suốt 56 năm (1072-1128), trở thành vị vua trị vì lâu nhất trong suốt chiều dài phong kiến nước nhà.
Sau khi vua Lý Thái Tông qua đời năm 1072, thái tử Lý Càn Đức lên ngôi khi mới 6 tuổi. Dù còn nhỏ, Lý Nhân Tông đã xây dựng được một vương triều hưng thịnh bậc nhất triều Lý.
Dưới sự nhiếp chính của mẹ là Nguyên phi Ỷ Lan, năm 1075, vua cho mở khoa thi Nho học đầu tiên để tuyển chọn người tài, năm 1076 cho xây dựng Quốc Tử Giám - trường học đầu tiên của nước ta. Nền giáo dục Việt Nam bắt đầu từ đó.
Lý Nhân Tông cũng là người cho khởi công đắp những con đê đầu tiên ở nước ta để phát triển nông nghiệp. Hệ thống quan lại được củng cố, pháp luật được ban hành. Để phát triển nông nghiệp, vua ban hành lệnh cấm giết mổ trộm trâu bò trong dân chúng.
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, “bấy giờ đất nước thường được mùa to, khi hạn hán mất mùa thường phát chẩn kho lương, giảm tô dịch, đất nước nhanh chóng cường thịnh. Nhân Tông rất thường hay xem gặt lúa ở các nơi, cũng như xem bắt voi, lễ hội... để tỏ rõ sự cường thịnh của Đại Việt lúc đó”.
Cũng thời Lý Nhân Tông, quân đội Đại Việt dưới sự chỉ huy của thái úy Lý Thường Kiệt đã hai lần đánh bại quân Tống xâm lược, giữ yên bờ cõi.
Tượng vua Lý Nhân Tông.
Lê Thái Tông
Lê Thái Tông (1423-1442) tên thật là Lê Nguyên Long, được nối ngôi năm 1433, sau khi vua Lê Thái Tổ qua đời. Ông trị vì Đại Việt trong vòng 9 năm (1433-1442).
Lê Thái Tông là vị vua giỏi trị nước, tính tình quyết đoán. Dù lên ngôi khi mới chỉ 11 tuổi, vua nhanh chóng ổn định triều chính. Những công thần cậy công, cậy quyền bị phế bỏ.
Chỉ trị vì đất nước trong vòng 9 năm ngắn ngủi, nhưng Lê Thái Tông đã để lại dấu ấn đậm nét trên nhiều lĩnh vực về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao. Một trong số những đóng góp tiêu biểu của ông cho Đại Việt là lĩnh vực giáo dục.
Năm 1434, vua xuống chiếu: "Muốn có được nhân tài, trước hết phải chọn lựa kẻ sĩ, mà phép chọn lựa kẻ sĩ phải lấy thi cử làm đầu… Trẫm nối theo chí hướng người xưa, lo được nhân tài để thỏa lòng mong đợi".
Vua ban hành các quy chế thi cử của triều Hậu Lê. Năm 1442, kỳ thi đầu tiên thời Hậu Lê được tổ chức để tuyển chọn người tài ra làm quan cho triều đình. Trong kỳ thi Đình do vua đích thân ra đề và chấm thi, Nguyễn Trực trở thành trạng nguyên của triều đại mới.
Vua Lê Thái Tông đã xây dựng được quốc gia thịnh trị, như ca dao đương thời từng ca ngợi: Đời vua Thái Tổ, Thái Tông / Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.
Đánh giá về Lê Thái Tông, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép rằng: “Vua là bậc hùng tài đại lược, quyết đoán, chủ động. Khi mới lên ngôi, nghiền ngẫm tìm phương trị nước, đặt chế độ, ban sách vở, chế tác lễ nhạc, sáng suốt trong chính sự, thận trọng việc hình ngục, mới có mấy năm mà điển chương văn vật rực rỡ đầy đủ, đất nước đổi thay tốt đẹp”.
Tiếc là cái chết đột ngột của ông năm 1442 khiến đất nước mất đi một ông vua giỏi, gia đình Nguyễn Trãi bị họa.
Lê Nhân Tông
Câu nói “hổ phụ sinh hổ tử” quả nhiên đúng với vua Lê Thái Tông. Qua đời khi mới chỉ 19 tuổi, ông đã kịp để lại một hậu duệ xuất sắc, đó là vua Lê Nhân Tông.
Sau cái chết đột ngột của vua cha, thái tử Lê Bang Cơ (1441-1459), được các đại thần đưa lên ngôi khi mới chỉ hơn một tuổi.
Do vua còn nhỏ tuổi nên trong 10 năm đầu, thái hậu Nguyễn Thị Anh buông rèm nhiếp chính. Tuy nhiên, năm 12 tuổi (1453), vua có thể tự lo chính sự nên mẹ ông trả lại ngai vàng để lui về sống ở hậu cung.
Lê Nhân Tông tỏ ra là vị vua nhân từ, độ lượng. Dưới thời trị vì của ông, hàng loạt công thần của nhà Hậu Lê như Lê Ngân, Lê Sát, Trịnh Khả, Phạm Văn Xảo đã được nhà vua minh oan, xá tội, khôi phục danh dự, cấp ruộng cho con cháu.
Lê Nhân Tông cũng rất coi trọng giáo dục. Dù thời gian trị vì ngắn ngủi, ông kịp mở các kỳ thi để tuyển chọn nhân tài cho triều đình. Lê Nhân Tông rất trọng người tài. Theo sách Những người thầy trong sử Việt, vua từng cho vẽ hình trạng nguyên Nguyễn Trực đặt cạnh ngai vàng trong thời gian quan trạng về quê chịu tang gia đình.
Năm 1459, vua bị anh trai Lê Nghi Dân sát hại khi mới 18 tuổi.
Đánh giá về Lê Nhân Tông, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép rằng: “Vua tuổi còn thơ ấu đã có thiên tư sáng suốt, vẻ người tuấn tú, đường hoàng, dáng điệu nghiêm trang, sùng đạo Nho, nghe can gián, thương người làm ruộng, yêu nuôi muôn dân, thực là bậc vua giỏi, biết giữ cơ đồ, không may bị cướp ngôi giết hại, Thương thay!”.
Ba vị vua tình cờ được lên ngôi và có số phận ly kỳ nhất sử Việt Hậu Lê là triều đại phong kiến tồn tại lâu nhất trong lịch sử nước ta, xuyên suốt quãng thời gian dài đó, từng có ... |
Người ‘hồi sinh’ 4 vương miện của vương triều Nguyễn Không chỉ phục hồi thành công nhiều mũ của các vị vua và nhiều quan lại triều Nguyễn, ông Lộc còn là nghệ nhân cuối ... |
Võ trạng nguyên nổi tiếng lịch sử Việt và cây đại đao nặng hơn 30 kg Mạc Đăng Dung là một trong những vị vua gây tranh cãi trong lịch sử. Xuất thân nghèo khổ, bằng võ nghệ cao cường, ông ... |
Lịch sử và ý nghĩa ngày giỗ Tổ Hùng Vương Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức hằng năm là một lễ hội lớn, nhằm tưởng nhớ và ... |