Đánh giá về vụ việc cô giáo phạt học trò 231 cái tát đang gây bức xúc trong dư luận, nhiều chuyên gia cho rằng đây là sự thất bại trong việc giáo dục tư duy phản biện cho học sinh.
Tại sao học sinh không dám từ chối việc đánh bạn?
23 học sinh chấp nhận tát vào mặt bạn, dù biết điều này là sai. Học sinh bị phạt chỉ biết đứng chịu trận, hứng những cái tát đến bỏng rát má.
Đây là những điều khiến nhiều người băn khoăn trong câu chuyện cô Nguyễn Thị Phương Thủy - giáo viên Trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình - yêu cầu tất cả học sinh trong lớp tát liên tiếp vào má em Hoàng L.N (SN 2007, học lớp 6) do em N nói tục.
Tổng cộng N đã hứng trọn có 231 cái tát. Trước khi N chịu hình phạt này, nhiều học sinh khác cũng bị bạn tát và từng là người tát bạn. Đáng suy nghĩ nhất là 10 cái tát trong nước mắt của một người em họ dành cho người anh.
Cũng như các bạn, cậu em họ của N phải thực hiện lệnh của cô giáo “tát bạn 10 cái”. Dù không muốn, nhưng cậu em vẫn phải thực hiện, vì sợ bị cô phạt cho tát ngược trở lại. Và cậu em vừa tát anh vừa khóc.
Nhận định về vụ việc, không ít người cho rằng là do bệnh thành tích. Nhà trường muốn có danh hiệu đã tạo áp lực lên giáo viên, rồi giáo viên lại dồn áp lực lên học sinh. Nhưng theo TS Trần Thành Nam (giảng viên Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội), điều khiến ông lo ngại nhất trong câu chuyện này là cách người lớn dạy, giáo dục học sinh theo kiểu “khoanh tay lên bàn, mắt nhìn lên bảng, tiếp thu thông tin một chiều”.
TS Nam cho rằng việc giáo dục theo cách này sẽ tạo ra những con người chỉ biết “cúi đầu", chỉ biết làm theo mà không có sự nhận biết đúng - sai, hoặc dù biết sai nhưng không dám phản biện, không dám phản ứng lại.
Cô Đinh Thị Thủy cho rằng hình phạt mà cô giáo ở Quảng Bình áp dụng với học sinh là phản giáo dục.
Cũng bức xúc khi theo dõi câu chuyện cô giáo phạt học sinh bằng những cái tát ở Quảng Bình, cô Đinh Thị Thủy (giáo viên tiểu học tại Hà Nội) cho rằng đây là hành vi phản giáo dục.
Cô giáo đã sai khi giáo dục theo tư duy áp đặt, không tôn trọng học sinh. Kiểu giáo dục bằng quyền uy này không còn phù hợp và không nên tồn tại trong giáo dục vì chỉ khiến học sinh trở nên thụ động, bị triệt tiêu khả năng sáng tạo.
Giáo viên hãy học cách tôn trọng học sinh
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội - nhiệm vụ của giáo dục ngoài cung cấp kiến thức thì nhiệm vụ cao cả, quan trọng là giúp học sinh tự đứng được trên đôi chân của mình khi đủ 18 tuổi. Cha mẹ, giáo viên phải dạy học sinh biết phân biệt đúng-sai, phải trái và dám đấu tranh trước cái sai, cái ác.
TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng cần bỏ lối giáo dục quyền uy, áp đặt với học sinh.
“Chỉ tiếc là tư duy giáo dục theo kiểu áp đặt, quyền uy đã tồn tại quá lâu trong mỗi thầy cô, người làm quản lý giáo dục; áp đặt lâu ngày làm cho đứa trẻ đánh mất chính mình, không dám từ chối khi bị cô giáo phạt uống nước bẩn, hay bị phạt bằng những cái tát, chịu ngược đãi, bị xâm phạm thân thể” - TS Lâm nêu quan điểm.
Ông cho rằng, trong lúc ngành giáo dục đang quan tâm bàn chuyện tìm triết lý cho giáo Việt Nam, thì nên bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhất là phải tôn trọng học sinh và bỏ lối giáo dục quyền uy, áp đặt. Thầy cô trước hết hãy làm cho học sinh biết mình được tôn trọng, dám bày tỏ chính kiến trước những điều sai.
Cô giáo suy sụp sau vụ phạt tát học sinh Cô Nguyễn Thị Phương Thủy ở Quảng Bình mấy ngày nay không thiết ăn ngủ, cả gia đình không dám đọc báo, xem tivi. |
Vụ học sinh bị phạt 231 cái tát: Phòng GD&ĐT biết nhưng ém thông tin? Sau khi báo đăng tin học sinh trường THCS Duy Ninh bị cô giáo chỉ đạo hứng chịu 231 cái tát, Trưởng phòng GD&ĐT huyện ... |
Trường ém thông tin, để mặc học sinh bị tát vì sợ không đạt chuẩn quốc gia? Một thời gian dài, nhiều học sinh liên tục bị trừng phạt bằng những cái bạt tai nảy lửa. Dù biết nhưng trường vẫn giấu ... |
231 cái tát - vết nhơ khó xoá của ngành giáo dục Chẳng ở đâu, chẳng ai có thể một lúc tát một người 231 cái tát, chỉ có ngành giáo dục mới tạo ra được đặc ... |