Lầu Năm Góc đang phát triển công nghệ cho phép binh sĩ nhìn rõ các khối vật liệu nổ chôn dưới đất nhằm hạn chế thương vong do trúng mìn.
Lục quân Mỹ đang nghiên cứu công nghệ đặc biệt cho phép người lính nhìn xuyên lòng đất và phát hiện các khối chất nổ tự chế (IED), thay vì chỉ được báo hiệu thông qua tiếng kêu của thiết bị dò mìn, Defence Talk đưa tin.
Công nghệ này sử dụng cảm biến gắn vào thiết bị dò mìn cầm tay. Khi quét qua khối IED chôn dưới đất, cảm biến sẽ hiển thị nó qua màn hình gắn trên mũ bảo hiểm hoặc thiết bị dò mìn theo thời gian thực. Điều này giúp người lính dễ dàng xác định vị trí, hình dáng và kích cỡ của mìn, thay vì chỉ xác định được vị trí tương đối của chúng khi sử dụng máy dò thông thường.
"Bạn có thể thấy hình dáng và có thể là cả kích cỡ vật thể. Nó sẽ giúp người lính phản ứng nhanh hơn", Christopher Marshall, chuyên gia thuộc Ban rà phá bom mìn của Hội đồng Thiết bị nhìn đêm và Cảm biến điện tử lục quân Mỹ, cho biết.
Thông tin về khu vực đã rà phá mìn, cũng như vị trí của những khối IED sẽ được gửi về sở chỉ huy, loại bỏ việc cắm cọc đánh dấu. Các dữ liệu này cũng đủ sức nhận dạng dấu hiệu mệt mỏi của lính dò mìn, yếu tố khiến họ bỏ sót một khu vực nào đó.
Nếu công nghệ này được phát triển thành công, các nhà khoa học Mỹ dự kiến lắp đặt thiết bị tìm kiếm lên robot dò mìn, tín hiệu sẽ được gửi về xe chỉ huy gần đó. "Ý tưởng là ứng dụng công nghệ đã được phát triển đầy đủ cho robot. Người lính không cần tự dò mìn nữa, như vậy sẽ an toàn hơn nhiều", ông Marshall tuyên bố.
Súng trường mới có thể giúp lính Mỹ bắn trúng địch từ 600 m Súng trường HK G28 có thể bắn trúng mục tiêu cỡ thân người từ khoảng cách 600 m, vượt trội hơn mẫu M4 tiêu chuẩn ... |
100 lính đánh thuê Nga muốn tới Syria trả thù lính Mỹ Vụ không kích của Mỹ làm nhiều công dân Nga thiệt mạng ở Syria khiến các lính đánh thuê nước này nổi giận, muốn tới ... |